Hướng dẫn cách ủ vỏ cà phê nhanh, hiệu quả nhất hiện nay

Vỏ cà phê ủ chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cây

Vỏ cà phê là phế thải thu được trong quá trình sản xuất cà phê. Tuy nhiên, trong vỏ cà phê lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây và đất trồng. Chỉ cần tiến hành ủ hoai bằng phương pháp thích hợp sẽ cho ra sản phẩm phân bón vỏ cà phê chất lượng. Vậy cách ủ vỏ cà phê được thực hiện như thế nào?

Tại sao vỏ cà phê cần được ủ trước khi bón cây?

Nước ta có một nền nông nghiệp lớn. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Một trong những sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn ở nước ta chính là cà phê. Cà phê sau khi được xử lý sẽ dư thừa ra một khối lượng vỏ vô cùng lớn. Tận dụng vỏ cà phê làm phân hữu cơ sẽ giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Trong vỏ cà phê có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau như chất hữu cơ, đạm, canxi, khoáng, K2O, P2O5,… Những thành phần này có tác động nhất định tới sự phát triển của cây trồng. Nếu không biết tận dụng vỏ cà phê chính là đang bỏ đi một nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cây và đất mà không tốn kém quá nhiều chi phí.

Tuy nhiên, vỏ cà phê cần được ủ hoai trước khi đưa đi sử dụng. Bởi thành phần chính trong vỏ cà phê là chất hữu cơ. Loại chất này nếu bón trực tiếp cho cây trồng sẽ chậm tan, cây khó hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, đây còn là yếu tố tạo ra môi trường phát triển lý tưởng cho sâu bệnh, nấm gây hại. Để tận dụng được triệt để dinh dưỡng có trong vỏ cà phê, bạn cần tiến hành ủ cùng chế phẩm vi sinh .

Vỏ cà phê ủ chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cây
Vỏ cà phê ủ chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cây

Vỏ cà phê ủ hoai đem lại những tác dụng gì?

Như đã đề cập ở trên, vỏ cà phê chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho đất và cây trồng. Tuy nhiên, những dinh dưỡng này cần được ủ để tiến hành chuyển hóa sang dạng cây trồng dễ hấp thụ. Cách ủ vỏ cà phê không quá phức tạp, mọi người có thể tự thực hiện tại nhà theo đúng quy trình. Thành phẩm nhận lại sẽ mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho quá trình trồng trọt.

Cải thiện chất lượng đất

Đất trồng là yếu tố quan trọng quyết định tới sự phát triển cũng như năng suất của cây trồng. Nhưng đất sẽ có dấu hiệu thoái hóa nếu trong quá trình canh tác thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu hóa học. Bên cạnh đó, việc canh tác liên tục, không cho đất nghỉ sẽ khiến cho đất trở nên khô cằn, bạc màu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sản lượng mùa vụ tiếp theo.

Sử dụng bã cà phê ủ hoai có thể giúp cải thiện chất lượng đất. Các dưỡng chất có trong bã cà phê sẽ được hòa trộn cùng đất. Đi cùng với đó, vi sinh vật có lợi sẽ hoạt động mạnh mẽ để làm cân bằng độ pH, tăng độ ẩm. Tạo ra môi trường lý tưởng cho giun, cây trồng phát triển. Sau một thời gian, đất sẽ trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn.

Phần vỏ cà phê giúp nâng cao chất lượng đất
Phần vỏ cà phê giúp nâng cao chất lượng đất

Cung cấp dưỡng chất cho cây

Vỏ cà phê ủ hoai còn là nguồn dưỡng chất rất tốt cho cây. Vỏ cà phê ủ hoai sẽ trở thành một loại phân bón hữu cơ có chứa nhiều dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi. Khi bón cho cây trồng, các dưỡng chất sẽ được cây hấp thụ, kích thích sự sinh trưởng mạnh mẽ. Cây được bổ sung đủ dinh dưỡng sẽ cho quả nhiều, chất lượng nâng cao hơn.

Tiết kiệm chi phí hiệu quả

Mỗi năm, hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ tiêu tốn một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,… Những thành phần này khiến người nông dân tốn kém rất nhiều chi phí, công sức. Bên cạnh đó, còn gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe con người.

Tuy nhiên, với vỏ cà phê được ủ hoai bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định. Giá bán vỏ cà phê trên thị trường khá rẻ, mọi người có thể thu gom để về ủ thành phân hữu cơ. Thành phầm có chứa nhiều dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng vừa nâng cao đề kháng cho cây. Hạn chế tình trạng cây trồng còi cọc, mắc bệnh.

Khi sử dụng phân hữu cơ từ vỏ cà phê, mọi người có thể giảm chi phí đầu tư cho phân bón, thuốc trừ sâu. Đi cùng với đó là giảm thiểu được một khối lượng rác hữu cơ lớn bị đưa ra môi trường.

Sử dụng phân bón hữu cơ còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Thành phần dinh dưỡng trong phân bón hữu cơ đều an toàn. Cây trồng hấp thụ nhiều cũng không gặp phải tình trạng ngộ độc hay dư thừa chất hóa học. Con người sử dụng các thực phẩm được trồng bằng phân bón hữu cơ sẽ hạn chế gặp phải các bệnh lý nguy hiểm.

Cách ủ vỏ cà phê khá đơn giản, mọi người có thể tự thực hiện tại nhà để phục vụ cho nhu cầu sử dụng tiện lợi hơn.

Phân bón vỏ cà phê tiết kiệm chi phí
Phân bón vỏ cà phê tiết kiệm chi phí

Nên sử dụng chế phẩm vi sinh nào trong ủ vỏ cà phê?

Cách ủ vỏ cà phê có thể thực hiện theo phương pháp truyền thống hoặc bằng chế phẩm sinh học. Với phương pháp truyền thống, thành phẩm thu được sẽ bị hạn chế về chất lượng, thời gian lâu và thường có mùi hôi. Ngược lại, khi ủ vỏ cà phê với chế phẩm sinh học sẽ sở hữu rất nhiều ưu điểm.

Chế phẩm sinh học được sử dụng trong ủ vỏ cà phê phổ biến sẽ bao gồm nấm Trichoderma hoặc men EMZEO. Các loại chế phẩm vi sinh này chứa nhiều nhóm vi sinh vật có lợi, không chỉ thúc đẩy quá trình ủ hoai vỏ cà phê mà còn có tác dụng lớn trong việc phòng ngừa sâu bệnh cho cây trồng.

Hơn nữa, phân hữu cơ được ủ bằng chế phẩm sinh học sẽ chứa nhiều thành phần dưỡng chất hơn cho cây. Các dưỡng chất này sẽ bổ sung năng lượng và đề kháng để giúp cây phát triển nhanh, khỏe mạnh.

Vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học còn khử mùi hôi phân hữu cơ. Đảm bảo cho thành phầm đạt độ mùn, tơi xốp và không có mùi khó chịu. Khi bón cho đất và cây sẽ mang lại hiệu quả tích cực, an toàn với sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

Đây là những lý do mà ủ vỏ cà phê bằng chế phẩm sinh học được áp dụng phổ biến hơn hiện nay.

Ủ vỏ cà phê với chế phẩm sinh học cho hiệu quả cao
Ủ vỏ cà phê với chế phẩm sinh học cho hiệu quả cao

Cách ủ vỏ cà phê hiệu quả

Cách ủ vỏ cà phê được thực hiện khá đơn giản. Mọi người có thể thực hiện ngay tại nhà với sự chuẩn bị và quy trình như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu cần có để thực hiện quá trình ủ vỏ cà phê sẽ bao gồm: vỏ cà phê, phân chuồng, chế phẩm sinh học nấm Trichoderma hoặc EMZEO, phân lân, phân ure, nước sạch. Tỷ lệ các nguyên liệu sẽ được quyết định phụ thuộc vào số lượng vỏ cà phê.

Bên cạnh đó, mọi người còn cần dùng tới các dụng cụ như xẻng, cào, bạt che phủ. Những dụng cụ này sẽ hỗ trợ quá trình ủ diễn ra thuận lợi hơn.

CÔNG THỨC Ủ VỎ CÀ PHÊ
* 3 tấn vỏ cà phê (tương đương 6m3 )
* Phân chuồng: 1 – 1, 5 tấn
* Chế phẩm Trichoderma Bacillus – Đức Bình: 5 gói 200gr
* Chế phẩm vi sinh EMZEO: 5 gói 200gr
* Các loại phụ gia: phân lân (100-150kg), Phân ure (30kg)

Các bước thực hiện ủ vỏ cà phê

Trộn đều các nguyên liệu

  • Lựa chọn vị trí khô ráo, sạch sẽ và rộng rãi để thực hiện quá trình ủ bã cà phê. Vị trí này cần đảm bảo phù hợp để ủ vỏ cà phê, vừa tiện cho việc vận chuyển thành phẩm khi ủ thành công đi sử dụng.
  • Tưới đều nước lên vỏ cà phê để tạo độ ẩm. Tiếp theo rộn đều vỏ cà phê với phân chuồng, phân lân, ure với nhau. Để nguyên trong khoảng 5 ngày trước khi đem đi trộn cùng các nguyên liệu khác.
  • Bổ sung thêm nấm Trichoderma hoặc EMZEO phù hợp với tỷ lệ hỗn hợp đã ủ trước đó. Trước khi bổ sung cần hòa chế phẩm sinh học cùng nước sạch. Cứ một lớp hỗn hợp vỏ cà phê sẽ được tưới lên một lớp chế phẩm sinh học. Thực hiện lặp lại các quy trình này đến khi hết hỗn hợp cần ủ.
  • Bổ sung thêm nước sạch để đảm bảo độ ẩm cho hỗn hợp. Đậy kín bạt để phòng ruồi nhặng bâu vào hoặc nước mưa ngấm vào hỗn hợp.
  • Khoảng 10 ngày ủ nên kiểm tra tình trạng hỗn hợp một lần. Bổ sung thêm nước nếu thấy hỗn hợp vỏ cà phê ủ bị khô. Trong suốt quá trình ủ nên kiểm tra thường xuyên để nắm bắt được tình hình hỗn hợp.
  • Sau khoảng 2 – 3 tháng, có thể lấy thành phẩm sử dụng bón cho đất và cây trồng.
Ủ vỏ cà phê với nấm Trichoderma
Ủ vỏ cà phê với nấm Trichoderma

Những điều cần lưu ý khi ủ vỏ cà phê

Cách ủ vỏ cà phê không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, để đạt được thành phẩm chất lượng, đủ điều kiện bón cho cây trồng mọi người cần chú ý một số yếu tố như sau:

  • Không sử dụng vôi sống ủ cùng vỏ cà phê: Vôi sống có tính nóng, khi ủ vỏ cà phê sẽ khiến cho các vi sinh vật có lợi chết đi. Trong đó, vi sinh vật có lợi lại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hoai mục cùng tăng dưỡng chất cho phân bón hữu cơ.
  • Duy trì độ ẩm thích hợp: Không nên để độ ẩm trong hỗn hợp ủ quá lớn hoặc quá khô. Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn tới sự hoạt động của vi sinh vật. Hãy duy trì độ ẩm của hỗn hợp ủ trong khoảng 50 – 60%.
  • Chú ý đến nhiệt độ của đống ủ: Nhiệt độ của đống ủ sẽ tăng lên từ từ trong thời gian đầu ủ hoai vỏ cà phê. Hãy đậy kín bạt để tạo nên môi trường kỵ khí cho vi sinh vật có lợi phát triển.. Bổ sung thêm nước sẽ giúp hạ nhiệt độ đống ủ.
  • Bổ sung thêm phân chuồng trong hỗn hợp vỏ cà phê ủ hoai. Phân chuồng sẽ cung cấp nguồn đạm – là thức ăn dành cho các vi sinh vật yếm khí. Phân chuồng còn có tác dụng làm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho phân bón hữu cơ khi thành phẩm.
  • Bổ sung thêm chế phẩm vi sinh để quá trình ủ hoai diễn ra nhanh chóng, khử mùi hôi hiệu quả hơn.
Lưu ý cần nhớ khi ủ vỏ cà phê
Lưu ý cần nhớ khi ủ vỏ cà phê

Cách ủ vỏ cà phê đã được hướng dẫn chi tiết trong bài viết. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn nắm bắt được cách ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê hiệu quả. Hãy lựa chọn chế phẩm sinh học tại các đơn vị uy tín để mua được sản phẩm đảm bảo chất lượng. Liên hệ với https://sinhhocvietnam.com.vn/ để biết thêm về các loại chế phẩm sinh học chất lượng.

⫸ Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ hiệu quả, đơn giản nhất

⫸ Xem thêm: Cách ủ phân bánh dầu an toàn, hiệu quả nhất

Xử lý môi trường

Men xử lý bể phốt Emzeo

25,000 
New

Chế phẩm Sinh học

Vi sinh hồ cá Emzeo cá cảnh

50,000 
New
50,000 
Bán chạy

Chế phẩm Sinh học

Chế phẩm vi sinh Emzeo

30,000 
Hot
25,000 
Bán chạy
Bán chạy
New
70,000 
New
Hot
40,000 
New
50,000 

Chế phẩm Sinh học

Chế phẩm IMO gốc Đức Bình

50,000 
100,000 
New

Chế phẩm Sinh học

Chế phẩm sinh học Emgro

70,000 
New

Chế phẩm Sinh học

Chế phẩm vi sinh EM1

70,000