Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong nông nghiệp hiện đang là xu hướng được nhà nông tin dùng. Vậy cách làm thuốc trừ sâu sinh học như thế nào để đảm bảo an toàn cho người dùng và hiệu quả với cây trồng? Hãy cùng Sinh học Việt Nam tìm hiểu thông tin về thuốc trừ sâu sinh học qua bài viết dưới đây!
Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu sinh học hay còn gọi là thuốc sâu hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học. Các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa phần được làm từ chế phẩm sinh học nguồn gốc tự nhiên. Thậm chí việc sử dụng các loại nguyên liệu thảo mộc tự nhiên để phòng tránh sâu bọ cũng được gọi là thuốc sâu sinh học.
Thuốc trừ sâu sinh học được sử dụng tương tự như thuốc sâu thông thường tuy nhiên an toàn hơn rất nhiều. Thuốc sâu sinh học có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Khi được phun lên cây trồng, thuốc sâu sinh học sẽ diệt các loại vi khuẩn gây hại, nấm mốc,… Ngoài ra các chất từ vi sinh vật tiết ra cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của mầm bệnh và sâu hại, bảo vệ cây trồng.
Phân biệt các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến nhất hiện nay
Dựa vào thành phần, cách bào chế để phân biệt các loại thuốc trừ sâu sinh học. Trong đó có 2 loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến nhất là:
Thuốc sâu thảo mộc
Loại thuốc trừ sâu này được chiết tách từ các loại thảo mộc tự nhiên có chứa chất diệt trừ sâu bệnh. Trong tự nhiên, một số loại thực vật có chứa chất Pyrethrin có khả năng trừ trùng và diệt sâu bệnh. Các loại thảo mộc này cũng được coi là thiên địch tự nhiên của sâu hại. Chính vì vậy, thuốc sâu sinh học chiết xuất từ thảo mộc có tác dụng thực sự với một số loại cây trồng tự nhiên.
Theo nghiên cứu, nhóm cúc tổng hợp là loại thực vật chứa hàm lượng cao chất Pyrethrin có tác dụng diệt trừ sâu bệnh. Đây là gợi ý tốt cho bà con khi muốn tự thực hiện cách làm thuốc trừ sâu sinh học ngay tại nhà.
Thuốc trừ sâu vi sinh
Một loại thuốc sâu sinh học phổ biến nhất hiện nay là thuốc vi sinh. Sản phẩm này có chứa thành phần hoạt tính là các vi sinh vật có hại cho sâu bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, tảo hoặc một số loại động vật nguyên sinh. Sau khi được phun cho cây, bào tử của các vi sinh vật này sẽ phát tán, bám vào côn trùng, sinh ra kháng nguyên có hại gây suy yếu và giết chết côn trùng.
Hiện nay, thuốc trừ sâu vi sinh được sử dụng phổ biến nhất có thành phần chiết xuất từ khuẩn Bacillus thuringiensis. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoạt động theo cơ chế sinh ra protein gây hại cho sâu bọ, côn trùng khiến sâu bệnh chết dần sau một thời gian. Đây cũng là cơ chế hoạt động phổ biến nhất của đa số các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học hiện nay.
Dùng thuốc trừ sâu sinh học có tốt không? Ưu nhược điểm của thuốc sâu sinh học
Thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là an toàn cho môi trường và cây trồng. Mặc dù vậy, so sánh về hiệu quả tiêu diệt và ngăn ngừa sâu bệnh thì thuốc sâu sinh học cũng tồn tại các ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm cụ thể của thuốc sinh học.
Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học
So với các loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật hiện tại thì thuốc sâu sinh học được đánh giá cao hơn. Với xu thế hiện tại, chắc chắn rằng, thuốc sâu sinh học với những ưu điểm nổi bật sẽ được dùng đại trà nhất trong sản xuất nông nghiệp.
- Dùng được cho nhiều loại rau màu, hoa cây cảnh và cây ăn quả….
- An toàn cho người sử dụng, cây trồng, vật nuôi và bảo vệ môi trường
- Đem lại hiệu quả lâu dài, không có tác dụng phụ
- Không
- An toàn cho môi trường và hệ sinh thái vi sinh vật của đất, không ảnh hưởng đến nguồn đất, nước…
- Chỉ tác động lên các loại sâu bệnh theo đúng cơ chế sinh học gây độc cho côn trùng, không làm ảnh hưởng đến các loại vật nuôi hoặc sinh vật tự nhiên khác.
- Hạn chế lượng dư độc trên nông sản, an toàn cho người sử dụng
- Tiết kiệm thời gian cách ly nông sản, rút ngắn thời gian đưa nông sản vào sử dụng sau khi phun thuốc
- Tăng sức đề kháng tự nhiên cho cây trồng
- Tác dụng lâu dài, phát tán trên diện rộng, tác động đến nhiều loại sâu bệnh trên một loại cây trồng
Nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng thuốc sâu sinh học vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:
- Hiệu quả tương đối chậm: Thuốc sâu sinh học hoạt độn theo cơ chế phát tán vi sinh vật gây hại cho côn trùng. Chính vì vậy, cần thời gian nhất định để vi sinh vật ký sinh lên côn trùng, tiết ra protein gây hại và tiêu diệt côn trùng gây bệnh. Quá trình này thường kéo dài 2-3 ngày thậm chí là 1 tuần với những loại sâu bệnh nghiêm trọng.
- Quy trình bảo quản khắt khe, cần dụng cụ riêng: So với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật khác thì cách làm thuốc trừ sâu sinh học có đặc trưng riêng. Do đó, sản phẩm này cần được bảo quảng khắt khe bằng những dụng cụ chuyên biệt để tránh mất đi hoạt tính cả thuốc. Điều này cũng phần nào gây cản trở việc lưu trữ, bảo quản và sử dụng thuốc sâu sinh học.
Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà từ thảo mộc
Ngoài các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học được bán đại trà, bà con có thể làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên. Dưới đây là một số cách làm thuốc sâu sinh học bà con có thể tham khảo và áp dụng:
Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi, ớt, gừng và rượu
Từ các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm như tỏi, ớt, gừng, rượu trắng, bà con có thể tạo thành dung dịch ngăn ngừa sâu bệnh cho cây trồng. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 1kg tỏi, 1kg gừng, 1kg ớt tươi và 3 lít rượu trắng nồng độ cao
- Đem giã nhỏ các nguyên liệu, đến khi nhuyễn đều
- Ngâm các nguyên liệu vừa thu được cùng rượu trắng sau đó bịt kín miệng
- Ủ hỗn hợp vừa thu được trong 15 ngày sau đó chắt lấy dung dịch đem phun trực tiếp lên cây trồng
Khi thực hiện cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ củ gừng, tỏi, ớt ngâm cùng rượu, bà con có thể ngâm riêng từng loại sau đó trộn cùng nhau hoặc ngâm chung cùng rượu. Cả 2 phương pháp thực hiện đều cho hiệu quả tương tự.
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học bằng tỏi
Trong thành phần của của tỏi có chất chống vi khuẩn và các loại sâu bệnh. Dùng tỏi làm thuốc trừ sâu sinh học cũng là bí quyết được nhiều nhà vườn áp dụng. Biện pháp này vừa đơn giản, dễ thực hiện lại đem lại hiệu quả cao. Bà con có thể áp dụng cách làm thuốc trừ sâu sinh học bằng tỏi như sau:
- Chuẩn bị 1kg củ tỏi tươi, đem giã nhỏ hoặc xay nhuyễn
- Đem phần tỏi vừa giã được mang hòa với nước sạch theo tỉ lệ 1:5 và phun trực tiếp lên cây trồng.
- Bà con cũng có thể thêm xà phòng vào dung dịch nước tỏi để tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh.
Ngoài ra, thay vì ngâm tỏi với nước, bà con có thể dùng dầu hỏa thay thế. Ngâm tỏi xay nhuyễn cùng dầu hỏa trong thùng kín trong khoảng 2-3 ngày là có thể sử dụng. Sau đó đem lọc sạch cặn và dùng dung dịch thu được phun trực tiếp lên cây trồng. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ côn trùng gây bệnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý, tinh chất tỏi có tác dụng trên diện rộng với nhiều loại côn trùng. Vì vậy, dùng nước tỏi ngâm có thể gây ảnh hưởng đến cả những loại côn trùng có ích.
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ ớt
Sử dụng ớt như một nguyên liệu để phòng tránh sâu bệnh cũng là cách được nhiều nhà vườn áp dụng. Quả ớt vốn có vị cay nồng, dễ khiến công trùng bị bỏng mắt và da. Chính vì vậy sử dụng ớt là cách hữu hiệu để xua đuổi và tiêu diệt côn trùng, một số loại nấm và vi khuẩn.
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ ớt như sau:
- Chuẩn bị 100gr ớt tươi, nên chọn loại ớt càng cay càng tốt
- Đem xay nhỏ ớt sau đó pha với khoảng 1 lít nước sạch.
- Ngâm hỗn hợp vừa thu được vào bình kín trong khoảng 1 ngày
- Đem phần hỗn hợp ớt ngâm lọc sạch cặn bã, pha với nước theo tỉ lệ 1:5 sau đó phun trực tiếp lên cây
Bà con cũng có thể pha thêm dầu hoặc xà phòng vào dung dịch nước ớt để phun lên cây trồng. Cách làm này sẽ giúp tiêu diệt các loại sâu bệnh đang gây hại và ngăn ngừa côn trùng phá cây.
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ vi sinh vật đúng kỹ thuật
Ngoài việc sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên, bà con có thể tự chế cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ các chế phẩm vi sinh. Trong đó sử dụng chế phẩm EM kết hợp cùng các loại nguyên liệu khác là phương pháp làm thuốc sâu sinh học hiệu quả nhất. Đây cũng là cách làm được nhiều bà con áp dụng. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 1 gói chế phẩm Emzeo 200gr, 1 lít mật đường, 1 lít rượu trắng nồng độ cao, 1 lít giấm, 6 lít nước sạch
- Chuẩn bị thùng lớn có nắp đậy kín miệng. Hòa tan nước sạch cùng mật đường. Sau đó tiếp tục cho rượu trắng, dấm và chế phẩm emzeo vào khuấy đều.
- Đậy kín nắp, ủ trong vòng 1 tháng.
- Sau 1 tháng, dùng dung dịch vừa thu được phun trực tiếp lên cây trồng.
Cách làm thuốc trừ sâu vi sinh từ thảo mộc tự nhiên kết hợp với thuốc sâu sinh học
Lưu ý, khi thực hiện cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ các chế phẩm vi sinh, bà con nên hòa tan mật đường trước. Điều này sẽ giúp hỗn hợp tan đều, tạo nên dung dịch nuôi cấy vi sinh hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong quá trình ủ thuốc sẽ có hiện tượng sản sinh ra khí gas. Vì vậy sau khoảng 1 tuần, bà con nên mở nắp thùng 1 lần, sau đó đập kín lại. Thường xuyên mở nắp thùng để lượng khí gas thoát ra ngoài, đảm bảo an toàn trong quá trình ủ.
Trên đây là những cách làm thuốc trừ sâu sinh học đơn giản và hiệu quả nhất. Hi vọng rằng, những thông tin trên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bà con trong quá trình sản xuất nông nghiệp!
⫸ Xem thêm: Cách làm đạm thực vật tưới cây chất lượng
⫸ Xem thêm: Chế phẩm sinh học là gì? Những điều bạn cần biết về chế phẩm vi sinh
Xử lý môi trường
Chế phẩm Sinh học
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Phân bón
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Xử lý môi trường
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …