Bã đậu nành thu được sau quá trình sản xuất sữa hoặc đậu phụ. Trong bã đậu nành còn lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Đây là lý do mọi người thường tận dụng bã đậu nành để làm phân bón cho cây. Tuy nhiên, bón bã đậu nành trực tiếp cho cây có phải là điều nên làm?
Tại sao nên sử dụng bã đậu nành làm phân bón cho cây?
Bã đậu nành được biết đến là sản phẩm thứ cấp thu được sau quá trình ép dầu, làm sữa đậu nành hoặc đậu phụ. Mặc dù chỉ là sản phẩm thứ cấp, bị loại bỏ nhưng bã đậu nành vẫn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cây trồng.
Trong thành phần của bã đậu chứa rất nhiều dinh dưỡng khác như protein, dưỡng chất trung, vi và đa lượng, vitamin, acid amin,… Đây đều là những thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng. Cây trồng có thể hấp thu và kích thích sự phát triển, ngăn ngừa mắc bệnh và cho năng suất cao.
Bên cạnh đó, bã đậu nành còn có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng. Đất bạc màu, thiếu dinh dưỡng có thể bổ sung bã đậu nành để tăng độ mùn xốp, dinh dưỡng. Tuy nhiên, những dưỡng chất này đều tồn tại ở dạng khó hấp thu. Việc bón bã đậu nành trực tiếp cho cây sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
Đổi lại, bã đậu nành có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa bất cứ thành phần hóa học nào. Bởi vậy, việc bón bã đậu nành cho đất và cây trồng vô cùng an toàn đối với môi trường, cây trồng và sức khỏe con người. Đặc biệt, với những hộ gia đình tự trồng rau sạch thì có thể đảm bảo chất lượng thành phẩm thu được.
Bã đậu nành sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho cây. Không chỉ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng mà còn tăng năng suất thu hoạch.
Nên hay không nên bón bã đậu nành trực tiếp cho cây
Bón bã đậu nành trực tiếp cho cây là điều không nên. Như đã đề cập ở trên, bã đậu nành mặc dù giàu dưỡng chất nhưng hầu hết là các thành phần khó hấp thu. Khi bón bã đậu nành như vậy cho cây sẽ kéo dài thời gian phân hủy. Đây sẽ là điều kiện để cho nấm bệnh, vi khuẩn có hại phát triển. Bên cạnh đó, dưới tác động của môi trường và vi sinh vật có hại, bã đậu nành sẽ bốc mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, bã đậu nành sẽ mất đến khoảng 3 – 5 tháng mới phân hủy hoàn toàn. Đây cũng là thời điểm cây có thể hấp thụ được dinh dưỡng. Như vậy sẽ khiến cây bị thiếu dưỡng chất trong suốt quá trình phát triển trước. Công dụng của bã đậu nành sẽ không phát huy được tối đa hiệu quả.
Thay vào đó, bã đậu nành được ủ hoai trước khi sử dụng sẽ mang lại rất nhiều giá trị tuyệt vời. Không chỉ chuyển hóa các dưỡng chất thành dạng cây trồng dễ hấp thụ mà chúng còn giảm thiểu được mùi hôi khó chịu. Từ đó kích thích cây phát triển mà không tạo ra môi trường có hại cho cây trồng. Nấm bệnh, vi khuẩn sẽ không có môi trường thích hợp để sinh trưởng, gây bệnh cho cây.
Bã đậu nành có thể được xử lý theo 2 phương pháp ủ gồm: ủ truyền thống và ủ bằng chế phẩm vi sinh. Mỗi phương pháp đều mang lại những tác dụng riêng khi sử dụng.
Đặc điểm của các phương pháp ủ bã đậu nành
Bón bã đậu nành trực tiếp cho cây là điều không nên thay vào đó bạn cần tiến hành ủ hoai trước khi sử dụng. Ủ bã đậu nành có thể được thực hiện theo phương pháp truyền thống hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh.
Với phương pháp truyền thống, bã đậu nành sẽ được đem đi ủ với nước lạnh. Thời gian ủ sẽ không quá dài, cách thức thực hiện đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, thành phẩm nhận lại có chất lượng không cao. Đi cùng với đó, sản phẩm dễ có mùi hôi.
Mùi hôi của phân đậu nành ủ theo phương thức truyền thống sẽ là điều kiện thu hút côn trùng đến. Côn trùng cũng theo đó mang đến vi khuẩn, nấm gây bệnh cho cây trồng.
Với phương pháp ủ bã đậu nành bằng chế phẩm vi sinh đã góp phần hạn chế được những nhược điểm mà phương pháp ủ truyền thống gặp phải. Phân bón bã đậu nành ủ bằng chế phẩm vi sinh có chứa nhiều vi sinh vật có lợi, không mùi và chất lượng được đảm bảo hơn.
Trong chế phẩm sẽ có thêm nhiều dưỡng chất bổ sung cho phân bã đậu nành. Khi bón cho cây trồng sẽ kích thích khả năng hấp thụ dinh dưỡng, phát triển của cây. Những dưỡng chất khó tan tồn tại trong đất cũng được vi sinh vật có lợi thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Mùi hôi của bã đậu nành sẽ được xử lý triệt để, chỉ còn mùi thơm của bã đậu lên men tự nhiên.
Cách ủ bã đậu nành với chế phẩm nấm Trichoderma
Thay vì bón bã đậu nành trực tiếp cho cây gây ra nhiều tác động xấu thì mọi người có thể ủ bã đậu nành với nấm Trichoderma để tạo thành phân bón hữu cơ chất lượng. Trichoderma sp trong chế phẩm vi sinh sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Khiến cho bã đậu nành trở thành mùn, giàu dinh dưỡng và có khả năng ức chế quá trình sinh trưởng của vi sinh vật có hại, nấm bệnh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Phương pháp ủ bã đậu nành cũng chế phẩm nấm Trichoderma sẽ cần đến các nguyên liệu cụ thể như sau:
- Bã đậu nành
- Chế phẩm nấm Trichoderma
- Lân
- Chế phẩm vi sinh
- Nước sạch
- Thùng đựng hoặc bao tải có lót túi nilon
CÔNG THỨC Ủ BÃ ĐẬU NÀNH VỚI TRICHODERMA
* Bã đậu nành (phơi khô, nghiền thành bột): 50kg
* Lân: 10kg
* Nấm Trichoderma Bacillus: 2 gói 200gr
* Chế phẩm EMZEO: 2 gói 200gr
Quá trình ủ bã đậu nành
Quá trình ủ bã đậu nành bằng phương pháp này khá đơn giản. Mọi người chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu theo tỷ lệ phù hợp với lượng bã đậu nành. Tiếp đến, trộn đều tất cả cả nguyên liệu gồm: bã đậu nành, phân lân, nấm Trichoderma, chế phẩm vi sinh lại với nhau.
Sau khi trộn đều sẽ tưới thêm một ít nước vào trong hỗn hợp để tạo độ ẩm thích hợp. Lượng nước không cần quá nhiều, chỉ cần đủ để rỉ qua kẽ tay khi nắm chặt một phần bã đậu trong tay.
Bỏ hỗn hợp vào trong thùng kín hoặc bao tải bọc nilon cẩn thận. Đặt thùng đựng bã đậu tại vị trí khô thoáng. Thời gian ủ sẽ kéo dài khoảng 2 tháng là có thể đem ra sử dụng.
Cách thức sử dụng phân bã đậu nành
Mọi người có thể bón bã đậu nành trực tiếp cho cây khi bã đậu đã được trải qua quá trình ủ hoai. Bã đậu nành khi đã chuyển thành phân hữu cơ sẽ có chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi và phù hợp với rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Mỗi một loại cây trồng sẽ cần lượng phân bón phù hợp, cụ thể:
- Đối với rau xanh: rau xanh thường cần ít dinh dưỡng hơn so với những loại cây trồng khác. Bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ bã đậu nành trộn chung cùng với đất trồng để tạo môi trường sống lý tưởng cho rau. Trong quá trình rau phát triển, có thể bổ sung thêm vào các luống theo định kỳ 10 ngày 1 lần. Sau khi bón phân sẽ cần tưới nước để tạo độ ẩm thích hợp.
- Đối với cây cảnh: Để tạo đất màu trồng cây cảnh, bạn có thể trộn phân bã đậu với đất theo tỷ lệ 1 kg phân với 5 – 6 kg đất. Sau đó đem cây trồng sẽ tạo nên điều kiện phát triển tốt. Mọi người có thể bổ sung thêm phân bã đậu nành cho cây trong khoảng 1 tháng 1 lần để cây có thêm dưỡng chất.
- Đối với cây trồng lâu năm: Mọi người sẽ tiến hành bón trực tiếp vào gốc cây. Lượng phân bón sẽ phụ thuộc vào độ lớn của cây cũng như từng giai đoạn phát triển. Sau khi bón phân bã đậu xung quanh gốc sẽ cần phải lấp lại và tưới nước xung quanh.
Cách thức ủ phân bã đậu nành bằng chế phẩm EMZEO
Bên cạnh phương pháp ủ bã đậu nành bằng nấm Trichoderma thì mọi người có thể tạo ra dịch đạm đậu nành với chế phẩm EMZEO. Chế phẩm EMZEO sẽ đóng vai trò quan trọng trọng việc phân giải các chất dinh dưỡng khó tan trong bã đậu nành. Tạo nên một loại phân bón dịch đạm tốt cho cây trồng. Loại phân bón này có thể dùng để bón gốc hoặc phun trực tiếp trên lá cây.
Các nguyên liệu cần được chuẩn bị
Với phương pháp ủ bã đậu nành thành dịch đạm thì mọi người cần chuẩn bị những loại nguyên liệu như sau:
- Bã đậu nành
- Chế phẩm EMZEO
- Mật rỉ đường
- Nước sạch
- Thùng đựng
Tỷ lệ các thành phần sẽ phụ thuộc vào trọng lượng bã đậu nành được sử dụng để ủ dịch đạm. Mọi người cần cân nhắc để có tỷ lệ phù hợp, mang lại sản phẩm chất lượng.
CÔNG THỨC Ủ BÃ ĐẬU NÀNH VỚI CHẾ PHẨM EMZEO
* Bã đậu nành, phơi khô, nghiền nhỏ: 10kg
* Chế phẩm ủ và khử mùi hôi EMZEO: 1 gói 200gr
* Mật rỉ đường ( đường phên, đường mía): 1 lít
* Thùng hoặc chai đựng lớn có nắp đậy kín: 30 lít trở lên
* Nước sạch 20 lít ( nếu dùng nước máy phải bơm ra chậu để 2 – 3 ngày)
Quá trình ủ dịch đạm bã đậu nành
Quá trình ủ bã đậu nành bằng chế phẩm EMZEO không quá phức tạp. Tuy nhiên, mọi người cần thực hiện đúng quy trình để cho ra sản phẩm chất lượng.
- Hòa tan nước sạch cùng mật rỉ đường. Tiếp theo cho bã đậu nành đã được xử lý nhỏ vào trong và ngâm. Thời gian ngâm sẽ kéo dài khoảng 6 – 8 tiếng.
- Sau đó cho chế phẩm vi sinh EMZEO vào và khuấy đều. Đậy kín nắp thùng và đặt tại vị trí thoáng mát.
- Trung bình cách 3 – 5 ngày, bạn có thể mở nắp để kiểm tra và khuấy đều hỗn hợp lên. Có thể bổ sung thêm nước và chế phẩm vi sinh nếu cần thiết.
- Sau khoảng 35 ngày, dịch đạm đậu nành đã có thể sử dụng.
Cách sử dụng dịch đạm đậu nành
Bón bã đậu nành trực tiếp cho cây sẽ không đem lại hiệu quả cao bằng phương pháp ủ thành dịch đạm. Dịch đạm đậu nành thành phẩm sẽ chứa rất nhiều dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi. Để phù hợp với từng loại cây trồng, bạn cần hòa tan dịch đạm với nước sạch trước khi sử dụng.
Dịch đạm bã đậu nành có thể dùng để tưới cho gốc cây hoặc phun trực tiếp trên lá. Phun trên lá sẽ nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây. Với từng loại cây trồng bạn cần bón liều lượng dịch đạm phù hợp, không quá nhiều cũng không nên quá ít.
Bón bã đậu nành trực tiếp cho cây sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu cho cây và không tận dụng được tối đa nguồn dưỡng chất. Chính vì vậy, cần tiến hành ủ bã đậu nành để phân hủy các dinh dưỡng có sẵn thành dạng cây trồng dễ hấp thụ. Liên hệ với Sinh học Việt Nam để biết thêm phương pháp ủ bã đậu nành.
⫸ Xem thêm: Cách làm dịch chuối tưới cây hiệu quả
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ hiệu quả, đơn giản nhất
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân cá hiệu quả nhất không mùi hôi
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …