Vai trò của mùn, chất hữu cơ trong đất? Cách bổ sung chất hữu cơ

Chất hữu cơ trong đất giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt hơn

Nếu không có đất cây biết sống sao và đất phải phì nhiêu, màu mỡ phù hợp với cây trồng thì cây mới phát triển xanh tốt, đỡ sâu bệnh, cho năng suất cao. Có một số yếu tố giúp đánh giá chất lượng đất trồng như: mùn, chất hữu cơ, độ phì, hệ vi sinh vật,… Bài viết này, Sinh học Việt Nam dành để viết sâu hơn về vai trò của mùn và chất hữu cơ trong đất cùng cách bổ sung chất hữu cơ cho đất. Mời tham khảo!

Chất hữu cơ trong đất giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt hơn
Chất hữu cơ trong đất giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt hơn

Mùn và chất hữu cơ rất quan trọng với sự phát triển của cây. Vậy vai trò của mùn và chất hữu cơ trong đất là gì? Làm sao bổ sung chất hữu cơ cho đất?

Vai trò của mùn, chất hữu cơ trong đất? Cách bổ sung chất hữu cơ
Vai trò của mùn, chất hữu cơ trong đất? Cách bổ sung chất hữu cơ

Chất hữu cơ trong đất là gì? Những điều bạn nên biết

Như đã chia sẻ, chất hữu cơ có trong đất ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây trồng. Vậy chất hữu cơ trong đất là gì, có nguồn gốc từ đâu và được tổng hợp như thế nào? Cùng Sinh Học Việt Nam tìm hiểu cặn kẽ nhé!

Chất hữu cơ trong đất là gì?

Chất hữu cơ là thành phần chủ yếu giúp phân biệt đất và đá mẹ. Theo đó, số lượng và tính chất của các chất hữu cơ trong đất có tác động lớn đến quá trình hình thành nên đất. Đây cũng là yếu tố giúp quyết định các đặc tính sinh, hóa, lý cũng như độ phì nhiêu của đất.

Số lượng và tính chất của các chất hữu cơ trong đất có tác động lớn đến quá trình hình thành nên đất và phát triển của cây trồng
Số lượng và tính chất của các chất hữu cơ trong đất có tác động lớn đến quá trình hình thành nên đất và phát triển của cây trồng

Thông thường, người ta chia các loại chất hữu cơ có trong đất thành 2 phần, bao gồm:

  • Chất hữu cơ có trong đất nhưng chưa bị phân giải: Nghĩa là các chất hữu cơ này vẫn còn giữ nguyên hình thể như thân, rễ, cây lá, xác động vật,…
  • Chất hữu cơ có trong đất đã được phân giải: Là sẽ bao gồm mùn và những hợp chất khác.

Chất hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ đâu?

Nói về nguồn gốc của chất hữu cơ trong đất hình thành theo tự nhiên thì chính là tàn tích của sinh vật như: xác của các loài thực vật, động vật và cả vi sinh vật. Nguồn gốc của chất hữu cơ trong đất canh tác nông nghiệp thì còn có một số nguồn bổ sung chất hữu cơ cho đất khác như phân bón hữu cơ.

Nguồn gốc của chất hữu cơ hình thành tự nhiên là tàn tích của sinh vật như: xác của các loài thực vật, động vật và cả vi sinh vật
Nguồn gốc của chất hữu cơ hình thành tự nhiên là tàn tích của sinh vật như: xác của các loài thực vật, động vật và cả vi sinh vật

Chất hữu cơ trong đất được tổng hợp như thế nào?

Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong đất là quá trình biến hóa xác hữu cơ thành mùn và chất hữu cơ. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ có sự tham gia trực tiếp của các loài động vật, hệ vi sinh vật, thực vật, nước và không khí.

Quá trình tổng hợp chất hữu cơ có sự tham gia trực tiếp của các loài động vật, hệ vi sinh vật, thực vật, nước và không khí
Quá trình tổng hợp chất hữu cơ có sự tham gia trực tiếp của các loài động vật, hệ vi sinh vật, thực vật, nước và không khí

Về cơ bản, sẽ có 2 quá trình tác động xác hữu cơ vào đất bao gồm: quá trình khoáng hóa xác hữu cơ và quá trình mùn hóa xác hữu cơ. Hai quá trình này được cho là tồn tại song song, tùy thuộc vào tính chất của đất, khí hậu và thành phần của xác sinh vật.Trong quá trình hình thành chất hữu cơ có tồn tại quá trình mùn hóa xác hữu cơ. Vậy mùn là gì, quá trình mùn hóa là như thế nào?

Tìm hiểu mùn và quá trình mùn hóa như thế nào?

Mùn thực chất là dạng hợp chất hữu cơ đa phân tử có cấu tạo khá phức tạp. Phân tử của mùn gồm nhiều đơn vị cấu tạo mà mỗi đơn vị cấu tạo đó lại được phân thành nhiều đơn vị nhỏ khác. Chẳng hạn như: mạch nhánh, nhân vòng. Những đơn vị này sẽ bao gồm nhiều nhóm định chức khác nhau nhưng đều có tính axit.

Mùn là dạng hợp chất hữu cơ đa phân tử có cấu tạo khá phức tạp
Mùn là dạng hợp chất hữu cơ đa phân tử có cấu tạo khá phức tạp

Quá trình tổng hợp các sản phẩm từ quá trình phân giải xác hữu cơ hình thành nên hợp chất mùn được gọi là quá trình mùn hóa. Mùn gồm 2 thành phần chính là thành phần không tan và thành phần hòa tan. Trong đó,

  • Thành phần không tan: là hợp chất humic và xác hữu cơ chưa phân giải.
  • Thành phần hòa tân: là axit mùn chẳng hạn axit fulvic va axit humic.

Vai trò của mùn và chất hữu cơ trong đất với cây trồng

Đối với quá trình hình thành

Vai trò của mùn và chất hữu cơ trong quá trình hình thành đất bao gồm:

  • Là thành phần cơ bản giúp phân biệt đá mẹ và đất. Sự tích lũy mùn và chất hữu cơ trong đất gắn liền với sự phát sinh đất.
  • Là yếu tố hình thái cực kỳ quan trọng giúp chúng ta đánh giá được độ phì nhiêu của đất.
Mùn và chất hữu cơ đóng vai trò giúp phân biệt đá mẹ và đất
Mùn và chất hữu cơ đóng vai trò giúp phân biệt đá mẹ và đất

Đối với lý tính và hóa tính của đất

Đối với lý tính của đất thì mùn và chất hữu cơ đóng vai trò cải thiện trạng thái kết cấu của đất. Theo đó, mùn và chất hữu cơ ảnh hưởng đến toàn bộ tính chất vật lý của đất như khả năng giữ nước, tính thấm nước, nồng độ khí, khả năng giữ nhiệt và hấp thu nhiệt.Nhìn chung, đất càng giàu mùn và chất hữu cơ thì càng cải thiện được những tính chất vật lý kể trên của đất. Sự cải thiện theo chiều hướng tốt đó sẽ rất có lợi cho việc trồng trọt, cây trồng phát triển nhanh mạnh mà quá trình làm đất thì nhàn hạ hơn.

Đối với lý tính của đất thì mùn và chất hữu cơ đóng vai trò cải thiện trạng thái kết cấu của đất
Đối với lý tính của đất thì mùn và chất hữu cơ đóng vai trò cải thiện trạng thái kết cấu của đất

Bên cạnh đó, mùn và chất hữu cơ còn giúp xúc tiến các phản ứng hóa học trong đất, góp phần nâng cao điều kiện oxy hóa, đi liền với sự phản ứng và di chuyển của những nguyên tố vô cơ. Do vậy, mùn và chất hữu cơ mới giúp đất tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng và hấp thu, tăng tính đệm cho đất.

Mùn và chất hữu cơ cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng

Trong mùn và chất hữu cơ có chứa rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng như: Ca, Mg, S, N, P, K,…các nguyên tố đa lượng, vi lượng đặc biệt là N. Vì vậy, mùn và chất hữu cơ vừa là nơi dự trữ dinh dưỡng lâu dài vừa cung cấp dưỡng chất thường xuyên cho cây trồng, vi sinh vật trong đất.

Mùn và chất hữu cơ vừa là nơi dự trữ dinh dưỡng lâu dài vừa cung cấp dưỡng chất thường xuyên cho cây trồng
Mùn và chất hữu cơ vừa là nơi dự trữ dinh dưỡng lâu dài vừa cung cấp dưỡng chất thường xuyên cho cây trồng

Ngoài ra, mùn và các chất hữu cơ còn là nguồn cung cấp CO2 lớn để thực vật quang hợp. Trong mùn và chất hữu cơ còn có một số chất có hoạt tính sinh học như: men, vitamin, chất sinh trưởng tự nhiên,…Những chất này kích thích và phát triển bộ rễ, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bộ rễ.

Mùn và chất hữu cơ giúp duy trì dưỡng chất trong đất và bảo vệ đất

Chất hữu cơ cung cấp một loạt hợp chất kháng sinh giúp cây trồng chống lại sâu bệnh. Trong khi mùn và chất hữu cơ tạo ra môi trường rất tốt để các vi sinh vật trong đất phát triển.

Mùn và chất hữu cơ giúp duy trì dưỡng chất trong đất và bảo vệ đất
Mùn và chất hữu cơ giúp duy trì dưỡng chất trong đất và bảo vệ đất

Bên cạnh đó, mùn và chất hữu cơ tăng cường hoạt động phân giải của các vi sinh vật. Đồng thời là chất xúc tác để tăng cường sự phân giải các loại thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong đất, hạn chế các chất gây ô nhiễm đất và giảm ảnh hưởng của chất độc với thực vật.Bạn có thể thấy mùn và chất hữu cơ trong đất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Chính vì vậy, phần tiếp theo của bài viết, Sinh Học Việt Nam muốn chia sẻ cách tăng cường chất hữu cơ cho đất.

100,000 
New

Chế phẩm Sinh học

Vi sinh hồ cá Emzeo cá cảnh

50,000 
Bán chạy
Hot
25,000 

Cách bổ sung chất hữu cơ cho đất đơn giản, ai cũng làm được

Có rất nhiều cách giúp tăng cường chất hữu cơ cho đất, bạn có thể áp dụng các cách đơn giản sau:

Bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng các loại phân bón hữu cơ

Trong phân bón hữu cơ có chứa rất nhiều hợp chất dinh dưỡng, khi bón vào đất sẽ giúp:

  • Cải thiện theo hướng tích cực các đặc tính lý, hóa của đất, bổ sung chất mùn và lượng lớn axit humic, ngăn chặn việc các chất dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế xói mòn đất. Tăng cường độ phì nhiêu, sự tơi xốp cho đất.
  • Thúc đẩy hệ vi sinh vật trong đất phát triển đồng thời phân giải các chất hữu cơ khó hấp thu thành dễ hấp thu tốt cho cây trồng. Đồng thời ngăn chặn tình trạng nấm mốc, các mầm bệnh trong đất.
  • Phân hữu cơ cung cấp các chất kháng tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật, sâu hại cho cây trồng.
Việc bổ sung chất hữu cơ cho đất nhằm tạo độ phì cho đất, giúp cây trồng phát triển, ít sâu bệnh, cho năng suất cao để người nông dân có một vụ mùa bội thu
Việc bổ sung chất hữu cơ cho đất nhằm tạo độ phì cho đất, giúp cây trồng phát triển, ít sâu bệnh, cho năng suất cao để người nông dân có một vụ mùa bội thu

Các loại phân bón hữu cơ thường được tạo thành từ:

  • Phân chuồng của bò, lợn, trâu, dê,…
  • Phân ủ xanh;
  • Than bùn;
  • Rác thải hữu cơ và các chất hữu cơ khác;

Tăng cường chất hữu cơ cho đất bằng vật liệu hữu cơ

Vật liệu hữu cơ bao gồm: rơm rạ, thân cỏ, cành cây, bã mía, mùn cưa, xơ dừa,…Nếu bổ sung các loại vật liệu hữu cơ này vào nước giúp:

  • Giữ cho đất luôn có độ ẩm nhất định. Đồng thời tăng khả năng duy trì độ ẩm cho đất;
  • Ngăn ngừa sự ảnh hưởng của thời tiết đến các mầm sống. Nhờ vậy, mầm sống được bảo vệ theo cách toàn diện, có thể phát triển khỏe mạnh và cứng cáp.
  • Các vật liệu hữu cơ giúp đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt hơn nhưng giữ ẩm cũng tốt hơn. Nhờ vậy, oxy sẽ lưu thông tốt hơn trong lòng đất.
  • Vật liệu hữu cơ cũng là nguồn thức ăn dồi dào cho các sinh vật và vi sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.

Các vật liệu hữu cơ dùng để bổ sung cho đất có 2 loại, gồm:

  • Vật liệu hữu cơ có tác dụng cải tạo đất: Có chứa rất nhiều thành phần tốt cho đất như cellulose, lignin có trong rơm rạ, mùn cưa, bã mía, vỏ trấu, vỏ bảo,…
  • Vật liệu hữu cơ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng là các loại cây thuộc họ đậu, phân cá, cây phân xanh, đậu tương, bánh dầu, cỏ dại,…

Việc bổ sung chất hữu cơ cho đất nhằm tạo độ phì cho đất, giúp cây trồng phát triển, ít sâu bệnh, cho năng suất cao để người nông dân có một vụ mùa bội thu. Mùn và chất hữu cơ có rất nhiều chức năng, công dụng quyết định sự thành bại của người nông dân.Nếu bà con không thể chọn được mảnh đất phì nhiêu, giàu chất hữu cơ thì cũng đừng lo. Bởi có rất nhiều cách giúp cải tạo và tăng cường chất hữu cơ cho đất như bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh, vật liệu hữu cơ,…Qua bài viết này, khi đã hiểu được vai trò của mùn, chất hữu cơ trong đất cũng như các cách bổ sung chất hữu cơ cho đất sẽ giúp bà con nông dân đưa ra những quyết định sáng suốt nhất trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Nhờ đó mà sẽ có được những vụ mùa bội thu.

⫸ Xem thêm: Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến đất bạn đã biết chưa?