Tưới cây bằng sữa đậu nành có tốt không là băn khoăn của nhiều bà con nông dân. Bạn biết đấy, đậu nành có nhiều đạm và chất dinh dưỡng. Đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên rất tốt cho cây và đất. Bởi vậy tưới cây bằng sữa hay đạm đậu nành, phân đậu nành đều là một giải pháp giúp nâng cao năng suất cây trồng. Bài viết dưới đây, Sinh học Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách ủ và tưới sữa hay phân đậu nành đúng kỹ thuật.
Tại sao sữa đậu nành và phân đậu nành lại tốt cho cây?
Từ lâu, các loại hạt họ đậu đã được biết đến là nguồn thực phẩm rất giàu đạm. Trong đó đậu nành chiếm ở ngôi vị số 1. Đậu nành hay còn gọi là đậu tương rất giàu đạm. Ngoài ra, đậu nành còn chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin. Những chất dinh dưỡng này đều có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây trồng. Hạt đậu hay sữa đậu tách chiết từ đậu nành đều có tác dụng tương tự.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì thành phần đạm trong sữa đậu nành hay hạt đậu nành không hề thua kém nhiều so với phân ure. Ngoài ra trong đậu nành còn chứa axit humic. Chất này giúp cây hấp thu dinh dưỡng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Với những lý do trên có thể khẳng định sữa đậu nành, đạm đậu nành hay phân đậu nành đều là những loại thức ăn rất tốt cho cây trồng.
Lợi ích khi tưới cây bằng sữa đậu nành, đạm đậu nành
Hiện nay dùng sữa đậu nành hoặc phân đậu nành ủ lên men và tưới cho cây là giải pháp được nhiều bà con nông dân áp dụng. Sở dĩ như vậy vì loại phân bón hữu cơ này có rất nhiều lợi ích:
- Tưới cây bằng sữa đậu nành, đạm đậu nành giúp cây được bổ sung nguồn đạm hữu cơ dồi dào. Nhờ vậy cây sẽ phát triển tốt hơn, cứng cáp hơn, cành lá phát triển và ra nhiều chồi.
- Khi được bổ sung dưỡng chất từ đậu nành, cây sẽ khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn. Vì thế sẽ hạn chế được sâu bệnh và giúp bộ rễ phát triển.
- Nếu sữa đậu nành được ủ bằng các loại vi sinh vật thì sẽ rất tốt cho đất. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy độc tố và các chất khó tan trong đất, giúp đất trở nên tơi xốp hơn. Nhờ vậy cây trồng hấp thu được dinh dưỡng một cách tối đa. Đây là điều mà các loại phân hóa học không làm được.
- Sữa đậu nành, phân đậu nành được làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Bởi vậy chúng không làm hại môi trường đất, không tiêu diệt các vi sinh vật trong đất, nước. Ngoài ra loại phân này cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Giá thành sữa đậu nành cũng khá rẻ và dễ mua. Bởi vậy sẽ giúp nhà nông tiết kiệm được chi phí trong chăm sóc cây trồng.
- Tưới cây bằng sữa đậu nành là giải pháp tốt nhất trong kỹ thuật trồng rau hữu cơ, rau an toàn. Cách làm này có thể áp dụng ở các hộ gia đình trồng rau để ăn hoặc áp dụng tại nông trại quy mô lớn. Nhờ đó người dùng sẽ được sử dụng các sản phẩm nông sản sạch, an toàn cho sức khỏe.
- Tưới sữa đậu nành, đạm đậu nành có thể áp dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau như rau, hoa, cây ăn trái,….
Cách ủ và tưới cây bằng sữa đậu nành
Không thể phủ nhận những lợi ích của việc tưới cây bằng sữa đậu nành. Tuy nhiên sữa đậu nành không nên tưới trực tiếp cho cây khi mới mua về mà nên ủ trước khi tưới. Chúng ta cùng tìm hiểu cách ủ sữa đậu nành và tưới cho cây như thế nào.
Nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị
- Sữa đậu nành: 1 lít (bạn có thể mua sữa đã được nấu sẵn ngoài chợ)
- Mật rỉ đường: 100ml hoặc thay thế bằng đường mía hoặc đường cát, đường phèn: 70g
- Các chế phẩm sinh học để cung cấp vi sinh vật có lợi và đẩy nhanh quá trình phân hủy như chế phẩm sinh học EMZEO và chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus Đức Bình: 30gr Emzeo + 30gr trichoderma bacillus Đức Bình
- 1 thùng chứa có nắp đậy.
Cách ủ sữa đậu nành
Để ủ sữa đậu nành tưới cho cây, bạn làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
- Nếu sử dụng đường phèn hoặc đường mía thì cần nghiền nát các nguyên liệu này ra. Nếu là mật rỉ đường hoặc đường cát thì không cần thực hiện bước này.
- Hòa tan mật rỉ đường với sữa đậu nành.
- Pha thêm vào dung dịch trên một muỗng chế phẩm sinh học EMZEO và Trichoderma Bacillus Đức Bình. Các chế phẩm sinh học này sẽ giúp phân giải các chất béo, chất xơ, protein trong sữa đậu nành thành phân bón hữu cơ để cây dễ hấp thu hơn. Đồng thời tăng cường vi nấm có lợi và giúp khử mùi hôi.
- Tiếp đó, bạn đổ dung dịch sữa đậu nành vào bình chứa và đậy nắp. Nếu nắp đậy quá kín thì mỗi ngày bạn nên nới lỏng nắp một chút để hơi thoát ra bớt.
- Đặt bình ủ sữa đậu nành ở thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Sau 20-30 ngày, bạn có thể dùng dung dịch sữa đậu nành để tưới cây
Cách tưới cây bằng sữa đậu nành
Sau thời gian ủ khoảng 20-30 ngày thì bạn có thể sử dụng sữa đậu này để tưới cho cây. Lưu ý rằng sữa đậu nành sau khi ủ sẽ rất giàu dinh dưỡng. Bởi thế bạn nên pha loãng trước khi tưới để cây dễ hấp thu hơn và không bị nóng rễ. Đồng thời không gây lãng phí.
Tỷ lệ pha nước hợp lý là 100ml sữa đã ủ với 10 lít nước. Mỗi tuần bạn nên tưới từ 1-2 lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Có thể kết hợp pha dung dịch sữa đậu nành với nước vo gạo hoặc dung dịch chuối, một số loại phân khác để cung cấp thêm nhiều loại dưỡng chất cho cây trồng.
Do loại phân này có nhiều đạm. Vì vậy bạn chỉ nên bón trong giai đoạn sinh trưởng và kích hoa. Khi hoa nở hoặc có trái thì nên giảm lượng sữa đậu nành lại, đồng thời tăng lượng phân lân và kali từ phân bón làm từ trứng gà hay chuối.
Cách ủ dung dịch đạm đậu nành tưới cây
Ngoài việc ủ sữa đậu nành theo hướng dẫn ở trên thì bạn có thể dung dịch đạm đậu nành (dạng nước) để tưới cho cây. Đối với cách ủ này thì không thể thiếu chế phẩm sinh học EMZEO Đức Bình trong quá trình ủ. Bởi lẽ loại men vi sinh này có tác dụng phân giải đạm và các chất khác có trong đậu nành để tạo thành chất dinh dưỡng có lợi cho cây. Đồng thời men vi sinh EMZEO cũng giúp tiêu diệt các loại mầm bệnh, nấm có hại cho cây. Chế phẩm sinh học này còn giúp khử mùi hôi khi ủ đậu nành.
Dung dịch đạm đậu nành có tác dụng rất tốt với cây trồng. Cây có thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng từ loại phân bón này. Từ đó làm tăng năng suất và chất lượng của nông sản.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị
- Bột đậu nành: 10kg
- Mật rỉ đường: 1 lít hoặc 0,8 kg đường phên cắt nhỏ
- Nước sạch: 20 lit
- Chế phẩm sinh học Emzeo: 1 gói 200gr
- Thùng có nắp đậy thể tích tối thiểu là 30 lít.
Cách ủ dung dịch đạm đậu nành
Để ủ bột đậu nành thành dung dịch đạm đậu nành để tưới cho cây, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
- Hoàn tan mật rỉ đường đã chuẩn bị ở trên với nước và cho vào thùng
- Cho toàn bộ 10kg bột đậu tương vào thùng và ngâm trong khoảng 8 đến 10 tiếng cho bột nở ra.
- Cho một gói chế phẩm EMZEO Đức Bình vào thùng và khuấy đều. Lưu ý có thể cho men vi sinh này nhiều hơn nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình ủ. Ngoài ra có thể sử dụng thêm chế phẩm Trichoderma Bacillus Đức Bình.
- Đậy kín nắp thùng và để ở nơi thoáng mát
- Khoảng 3 ngày thì đảo 1 lần
- Sau khoảng 15 đến 20 ngày, bạn có thể cho thêm vào thùng khoảng 10 lít nước sạch nữa. Đậy kín nắp và tiếp tục ủ như vậy khoảng 15-20 ngày nữa là được. Đạm đậu nành khi ủ thành công sẽ không có mùi hôi mà có mùi thơm nhẹ.
- Để sử dụng dung dịch đạm đậu tương được lâu dài, bạn có thể lọc và san vào các chai lọ để dùng dần.
Cách dùng dung dịch đạm đậu nành tưới cây
Cũng như tưới cây bằng sữa đậu nành, đối với dung dịch đạm đậu nành bạn không nên tưới trực tiếp mà nên pha loãng và tưới lên toàn bộ gốc cây, thân, lá cây. Với phần bã có thể dùng để bón gốc cây hoặc cho vào thùng ủ tiếp. Tùy từng loại cây trồng mà pha dung dịch này với tỷ lệ khác nhau.
- Rau ăn lá: Pha dung dịch đạm đậu nành với nước theo tỷ lệ 1:50-100 (nghĩa là 1 lít dung dịch đạm đậu nành pha với 50-100 lít nước sạch)
- Các loại rau ăn quả như dưa chuột, cà chua: Pha dung dịch đạm đậu nành với nước sạch theo tỉ lệ 1:30-50
- Hoa hồng, hoa lan: Pha dung dịch đậu nành với nước theo tỷ lệ 1:20-30
Cách ủ phân đậu nành dạng bột
Đây là phương pháp ủ phân đậu nành dạng khô. Mục đích của phương pháp này là tạo ra loại phân bón hữu cơ dưới dạng bột. Phân đậu nành dạng bột được sử dụng để bón gốc cây trồng. Chúng giúp đất trở nên tơi xốp để cây dễ hấp thu dưỡng chất qua bộ rễ.
Nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị
- Bột đậu nành: 25kg
- Super lân: 5kg
- Nước sạch: 3 lít
- Chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus Đức Bình và chế phẩm EMZEO mỗi loại 1 gói 200gr.
- Bao tải ở lớp lót nilon ở trong để giữ nhiệt
Cách ủ phân đậu nành dạng bột
- Bạn trộn tất cả các nguyên liệu gồm bột đậu tương, super lân và các chế phẩm sinh học.
- Trải hỗn hợp trên ra bạt độ dày từ 5 đến 7cm sau đó tưới đều 3 lít nước sạch lên trên.
- Đảo hỗn hợp cho đều và cho vào bao tải
- Buộc chặt bao tải và để ở nơi khô, mát
- Nhờ có chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus Đức Bình và chế phẩm EMZEO, bột đậu nành sẽ nhanh chóng bị hoai mục tạo thành phân bón cho cây. Thời gian ủ là khoảng 45 đến 50 ngày.
Cách bón phân cho cây
Phân đậu nành dạng bột có thể sử dụng cho mọi loại cây trồng. Tùy theo mỗi loại cây trồng mà bạn bón với khối lượng khác nhau.
Kết luận
Như vậy bạn đã biết tưới cây bằng sữa đậu nành có tác dụng tốt như thế nào. Đây là giải pháp hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Bạn đừng quên sử dụng các chế phẩm sinh học Đức Bình để quá trình ủ sữa đậu nành, phân đậu nành nhanh và hiệu quả hơn nhé.
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân bánh dầu an toàn và hiệu quả
⫸ Xem thêm: Nên hay không bón bã đậu nành trực tiếp cho cây trồng
⫸ Xem thêm: Cách làm đạm thực vật tưới cây chất lượng ngay tại nhà
Chế phẩm trichoderma bacillus, chế phẩm vi sinh Emzeo … để ủ phân gà là sản phẩm độc quyền của công ty TNHH sinh học Đức Bình. Hiệu quả và công dụng đã được nhắc tới ở phần trên và được ứng dụng rộng rãi trên khắp cả nước. Bất cứ ai cần mua chế phẩm trichoderma, chế phẩm Emzeo … có thể liên hệ đặt mua trực tiếp theo SĐT/Zalo: 0915.79.80.85. Đây là địa chỉ bán chế phẩm sinh học uy tín và đã được nhiều người tin dùng.
Tên sản phẩm | Giá bán | Quy cách | Link mua sản phẩm |
Trichoderma Bacillus Đức Bình | 20k/gói 200gr 75k/gói 1kg | 200gr, 1kg | Liên hệ |
Trichoderma Tưới gốc Đức Bình | 25k/gói 200gr | 200gr, 1 thùng 60 gói | Liên hệ |
Chế phẩm Emzeo | 30k/gói 200gr | 200gr, 1 thùng 60 gói | Liên hệ |
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …