Thức ăn của giun đất là gì? Vai trò của giun đất thế nào?

Giun đất có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo đất và giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng

Giun đất là một loại động vật sống trong môi trường đất ẩm ướt. Chúng xuất hiện phổ biến ở hầu khắp mọi nơi và rất dễ tìm kiếm. Giun đất mặc dù là loài động vật nhỏ, không xương nhưng vai trò của chúng đối với môi trường và cuộc sống con người vô cùng lớn. Vậy vai trò của giun đất là gì? Giun đất duy trì sự sống bằng cách nào? Cùng Sinh học Việt Nam tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết dưới đây.

Giun đất có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo đất và giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng
Vai trò của giun đất là gì? Giun đất có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo đất và giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng

Vai trò của giun đất trong cuộc sống này vô cùng to lớn. Chúng mang lại những tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp, sức khỏe con người và môi trường sống.

Đặc điểm về giun đất

Giun đất là một loài động vật nhỏ, không xương sống nhưng những giá trị mà chúng đem lại cho cuộc sống vô cùng to lớn. Trước khi tìm hiểu chi tiết về vai trò của giun đất đối với môi trường, động thực vật và con người thì hãy cùng khám phá về đặc điểm của loài sinh vật này ngay sau đây:

Cấu tạo cơ thể của giun đất

Giun đất là một trong những loài động vật có cấu tạo cơ thể vô cùng đơn giản. Chúng thuộc ngành giun đốt, không có xương sống. Giun đất có thân màu nâu, dài. Thoạt nhìn chúng sẽ có hình dáng tương tự như một chiếc đũa tròn. Một số loài giun đất sẽ có màu sắc cơ thể chuyển đổi do môi trường sống.

Giun đất là động vật lưỡng tính, tự sinh sản. Cơ quan sinh dục của giun đất vô cùng đặc biệt. Thay vì giao phối với cá thể khác, giun đất sẽ tự mình thực hiện và đẻ trứng. Trứng của giun đất sẽ được đồng loại thụ tinh. Trứng của giun đất có màu trắng trong, vỏ dai và đàn hồi tốt. Bởi vậy, trứng của chúng khá khó vỡ trong môi trường tự nhiên.

Lượng trứng giun đất đẻ ra trong một lần sinh sản khá lớn. Đi cùng với đó là tốc độ sinh sản nhanh nên lượng giun đất trong tự nhiên rất nhiều. Những khu vực tập trung đông giun đất sẽ có môi trường đất tơi xốp, màu mỡ.

Giun đất có cấu tạo đơn giản
Giun đất có cấu tạo đơn giản

Đặc tính của giun đất

Giun đất có thể dễ dàng tìm thấy ở trong đất. Đặc biệt là những khu vực ẩm ướt, tỷ lệ sinh sống của giun đất sẽ tăng lên. Đến thời điểm hiện tại, người ta đã tìm thấy đến hơn 2500 loài giun đất trên khắp thế giới. Cấu tạo của các loại giun đất rất đơn giản.

Phần đầu của giun đất sẽ có vòng cơ với khả năng phồng to. Vòng cơ này giúp cho giun đất có thể đào đất đơn giản hơn. Đi cùng với đó, chúng sẽ tiết ra một chất dịch nhầy có tác dụng làm giảm ma sát khi đào đất. Cơ thể cũng nhờ vào chất dịch tự nhiên này trở nên mềm mại, dễ hoạt động hơn.

Ngoài ra, giun đất còn sở hữu cho mình khả năng thích nghi linh hoạt. Cơ thể của giun đất có thể phục hồi khi bị tách làm đôi. Giun đất vẫn có thể duy trì sự sống của mình với một phần còn lại của cơ thể. Đây là một khả năng vô cùng thú vị và đặc biệt. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ là một cá thể mà không phải hình thành nên 2 cá thể mới.

Giun đất sống trong lòng đất, tại những vị trí ẩm ướt, tơi xốp. Những khu vực có nguồn hữu cơ dồi dào sẽ tập trung rất lớn giun đất. Bởi vậy, mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm được loài động vật này tại những địa điểm phổ biến như đồng ruộng, vườn cây, nương rẫy, bờ kênh mương,…

Giun đất tự giao phối và đẻ trứng trong đất
Giun đất tự giao phối và đẻ trứng trong đất

Thức ăn của giun đất

Giun đất có rất nhiều loại trên khắp thế giới. Mỗi loại giun đất đều sở hữu cho mình những đặc điểm riêng để phân biệt. Tuy nhiên, thức ăn của giun đất rất giống nhau. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ để làm thức ăn cho mình. Nhờ vào đặc điểm này, vai trò của giun đất rất quan trọng với môi trường.

Mùn hữu cơ được hình thành từ những yếu tố như xác động vật, thực vật, tuyến trùng, nấm, vi khuẩn và những vi sinh vật khác tồn tại trong môi trường đất. Thức ăn sẽ được giun đất nạp vào cơ thể. Hệ tiêu hóa của giun đất rất đặc biệt, xuyên suốt theo chiều dài của cơ thể chúng.

Thức ăn cũng vì thế sẽ chạy dọc khắp toàn thân giun đất. Sau khi thức ăn được hấp thụ hết dinh dưỡng sẽ được thải ra bên ngoài. Chất thải của giun đất cùng hoạt động của chúng mang đến rất nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

100,000 
New

Chế phẩm Sinh học

Vi sinh hồ cá Emzeo cá cảnh

50,000 
Bán chạy
Hot
25,000 

Vai trò của giun đất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

Vai trò của giun đất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp vô cùng to lớn. Chúng mang đến rất nhiều lợi ích đối với đất và cây trồng. Sự xuất hiện của giun đất sẽ nâng cao chất lượng đất. Từ đó giúp cho cây trồng phát triển tốt, cho năng suất vượt trội.

Cải tạo độ tơi xốp cho đất trồng

Giun đất sinh sống và phát triển trong môi trường đất ẩm. Chúng sẽ tiêu hóa những hợp chất hữu cơ như xác động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật,… Bởi vậy, chất thải của giun đất rất giàu dinh dưỡng.

Phân của giun đất chính là chất mùn chứa nhiều canxi, muối, kali,… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây. Môi trường đất cũng trở nên tơi xốp, giàu dinh dưỡng hơn. Đối với tình trạng đất chuyển chua, phèn, mặn,… hoạt động của giun đất sẽ góp phần cân bằng độ pH cho đất trồng, mang lại môi trường sống phù hợp cho các loại cây trồng.

Bên cạnh đó, nhờ vào hoạt động tiêu hóa của giun, đất sẽ trở nên có sự gắn kết và tơi xốp hơn. Điều này giúp cho đất có thể giữ nước an toàn, hiệu quả. Đó cũng là lý do những vị trí có nhiều giun đất hoạt động thường ẩm ướt.

Giun chỉ sống và hoạt động trong lòng đất. Sau quá trình đào bới tìm thức ăn, vô tình giun đất tạo nên những khe hở. Những khe hở này sẽ góp phần giúp thông khí, thoát nước. Cây trồng tránh được tình trạng ngập úng, việc trao đổi khí ô xi của rễ cây diễn ra dễ dàng hơn. Xác chết của giun đất sẽ là nguồn nitơ cần thiết cho cây hấp thụ.

Giun đất tạo độ tơi xốp cho đất trồng
Giun đất tạo độ tơi xốp cho đất trồng

Loại bỏ những mầm mống gây bệnh trong đất

Dưới hoạt động của giun đất còn có tác động tích cực đến việc loại bỏ mầm bệnh gây hại. Giun đất sẽ ăn lá cây khô, cỏ khô và xác động vật, mùn hữu cơ,… đồng thời tiêu hóa cả những vi sinh vật, nấm mốc gây hại có trong môi trường đất. Hạn chế cây trồng mắc bệnh.

Tạo môi trường phát triển tốt cho vi sinh vật có lợi

Vai trò của giun đất còn có tác động tích cực tới sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đất.  Khi giun đất dung nạp thức ăn sẽ bao gồm cả những vi sinh vật có lợi. Các chất hữu cơ sau khi được thải ra bên ngoài sẽ được trộn lẫn với vi sinh vật. Từ đó tạo ra môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển.

Hơn nữa, giun đất di chuyển rất linh hoạt trong lòng đất. Những lỗ tròn chúng tạo ra sẽ giúp không khí lưu thông. Tạo nên môi trường thoáng khí, giúp vi sinh vật có lợi hoạt động hiệu quả. Những vi sinh vật có lợi này sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa dinh dưỡng trong đất để cây trồng dễ dàng hấp thụ.

Giun đất tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi sinh trưởng
Giun đất tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi sinh trưởng

Tác động của giun đất tới cuộc sống con người

Giun đất không chỉ có những tác động tích cực tới môi trường mà còn cả đối với cuộc sống của con người. Vai trò của giun đất trong cuộc sống khá đa dạng. Giun đất được nghiên cứu và sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Trong giun đất có chứa các hợp chất mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh về tim mạch, xương khớp, huyết áp cao,… Một số loại thuốc có sự góp mặt của giun đất sẽ giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máy, điều hòa nhiệt độ cơ thể,…

Với trẻ nhỏ, giun đất được sử dụng trong các sản phẩm kích thích ăn uống, tăng cân, chống còi cọc suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ,… Khi trẻ thèm ăn, ăn nhiều cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ có thể tăng cân nhanh chóng. Bên cạnh đó là có được giấc ngủ ngon, cải thiện trí thông minh và sức khỏe.

Không chỉ được sử dụng để làm thuốc, giun đất còn là thực phẩm bổ dưỡng. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, giun đất đã được chế biến thành những món ăn hấp dẫn, giàu dinh dưỡng.

Trong giun đất có chứa nhiều vitamin, protein, đạm,… Đây là những dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe con người. Giun được chế biến với nhiều công thức để tạo nên đa dạng món ăn. Bạn có thể trải nghiệm các món ăn được chế biến từ giun như trứng ốp la cùng giun cho bữa sáng tại châu Âu hay thịt giun đóng hộp,…

Giun đất được sử dụng để làm thuốc
Giun đất được sử dụng để làm thuốc

Vai trò quan trọng của giun đất đối với động, thực vật

Vai trò của giun đất còn được khẳng định qua những tác dụng đối với động và thực vật.

  • Đối với động vật: giun đất là một nguồn thức ăn vô cùng dồi dào và giàu dinh dưỡng. Giun đất được chế biến để trở thành thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bởi trong giun đất chứa rất nhiều vitamin, protein, axit amin,… Sử dụng giun đất vừa là thực phẩm sạch, an toàn cho vật nuôi vừa tiết kiệm chi phí rất tốt.
  • Đối với thực vật: giun đất mang lại rất nhiều lợi ích cho thực vật. Hoạt động của giun đất sẽ góp phần làm tăng độ tơi xốp, cung cấp dinh dưỡng cho đất. Tạo nên môi trường sống lý tưởng cho thảm thực vật. Chất thải do giun đất bài tiết ra cũng là một loại phân bón chứa nhiều dưỡng chất cho cây trồng hấp thụ. Ngoài ra, giun đất cũng giúp loại bỏ những tác nhân gây bệnh cho cây trồng như nấm, sâu, vi sinh vật có hại,…
Giun đất là thức ăn cho động vật
Giun đất là thức ăn cho động vật

Giun đất tác động đến môi trường

Trong cuộc sống hiện đại, lượng rác thải mà con người đưa ra môi trường không ngừng tăng cao. Môi trường vì thế chịu rất nhiều tác động xấu như ô nhiễm, đất thiếu đi dinh dưỡng,… Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người.

Nuôi giun trở thành một giải pháp hiệu quả trong cải thiện môi trường sống. Giun đất sẽ góp phần tích cực trong việc xử lý rác thải. Các chất thải sau khi qua quá trình tiêu hóa sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho đất trồng. Phương pháp sử dụng giun đất tiêu hóa rác thải đã được áp dụng phổ biến tại Nhật Bản.

Có thể thấy, vai trò của giun đất đối với cuộc sống con người, môi trường vô cùng to lớn. Giun đất góp phần nâng cao dinh dưỡng cho đất trồng, tạo môi trường phát triển tốt cho thực vật. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích, mọi người có thể truy cập vào sinhhocvietnam.com.vn.

⫸ Xem thêm: Đất là gì? Vai trò của đất? Biện pháp bảo vệ đất ra sao?