Đất là gì? Ngỡ rằng đây chỉ là một câu hỏi rất đơn thuần nhưng lại khiến nhiều người cũng phải mất một khoảng thời gian mới có được câu trả lời. Có lẽ với tất cả chúng ta, đất là một yếu tố tự nhiên tồn tại rất hiển nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Vì lý do này mà dường như con người chỉ hướng đến việc khai thác, sử dụng mà trong vô thức quên đi biện pháp bảo vệ và cải tạo đất. Hiểu rõ điều này, Sinh Học Việt Nam xin có chút chia sẻ chi tiết hơn về đất cùng với các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất trở nên tốt hơn.
Thông tin khái quát về đất
Ngay từ khi chúng ta được sinh ra và biết nhận thức đã thấy đất là một sự vật tồn tại trước đó. Qua bao năm tháng chỉ có con người tuân theo quy luật “sinh tử” còn đất thì vẫn vẹn nguyên như vậy về diện tích và số lượng. Tuy nhiên, dưới tác động của yếu tố trong và ngoài, yếu tố vật lý, hóa học,… đất cũng đã có sự biến đổi. Nhưng sự biến đổi này diễn ra rất chậm khiến bạn khó có thể nhận biết được chỉ trong thời gian ngắn.
Đất là gì?
Trước khi đến với biện pháp bảo vệ và cải tạo đất, bạn cần biết rõ đất là gì? Chỉ khi hiểu sâu sắc về chúng bạn mới “thấm” được giá trị mang lại ra sao. Từ đó bạn sẽ biết trân quý và đưa ra những biện pháp bảo vệ phù hợp và tốt nhất với đất mà mình đang sử dụng.
Đất hay thổ nhưỡng mà theo chuyên ngành địa chất vẫn thường sử dụng. Đất được hiểu đơn giản là lớp ngoài cùng thạch quyển sau khi trải qua một khoảng thời gian dài theo đúng quy luật tuần hoàn tự nhiên. Chính sự kết hợp của lớp khoáng mỏng đã phong hóa và chất hữu cơ đã tạo nên đất. Cũng trong lớp đất này bao gồm vô số thành phần: Mùn, khoáng, không khí, nước và cả rất nhiều vi sinh vật (lợi & hại),…
Giá trị của đất
Hiểu đất là gì không đơn thuần chỉ là khái niệm mà cần hiểu về cả giá trị của chúng. Bạn hãy thử hình dung nếu không có đất thì con người và vạn vật khác sẽ ra sao? Thật khó có thể hình dung cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào phải không?
Đất chính là yếu tố giúp cho mọi vật ở hành tinh có thể sinh sống và tồn tại. Thế nhưng thực tế con người lại ít khi trân quý chúng thể hiện qua việc: Liên tục khai thác nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá nhiều, làm dụng phân bón hóa học. Theo thời gian đất trở nên cằn cỗi, thiếu sức sống. Để đất không bị “bào mòn” theo thời gian, xu hướng của con người đang hướng đến các dòng chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học,… Đây chính là biện pháp bảo vệ và cải tạo đất hợp lý nhất trong thời buổi 4.0 hiện nay.
Nhờ có đất mà cây cối, thực vật mới có thể sinh sống và phát triển. Do vậy, đất chính là khởi nguồn cho ngành nông nghiệp. Từ đó con người có lương thực, thực phẩm để tồn tại, kinh doanh, buôn bán kiếm lời. Sự sống và sự phát triển của kinh tế được gián tiếp tạo ra bởi đất.
Với tên khác là thổ nhưỡng, đất tạo ra địa quyển, ranh giới giữa các khu vực, quốc gia. Và giá trị cốt lõi của đất là gì chính là một “cơ thể sống”. Minh chứng điều này thể hiện qua góc nhìn vòng tuần hoàn của đất phải trải qua: phát sinh – phát triển – thoái hóa – già cỗi.
Mọi hình thái sống đều hội tụ trong đất tuân thủ đúng quy luật của tự nhiên. Trong đất cũng là cả một thế giới của vi sinh như nấm, vi khuẩn, côn trùng,… Thực vật, động vật, ngay cả con người muốn tồn tại đều không thể thiếu đất.
Vai trò của đất
Hiểu giá trị của đất, bạn sẽ không quá khó khăn khi tìm hiểu vai trò của đất là gì? Ứng dụng với toàn bộ hệ sinh thái, đất luôn nắm giữ 5 vai trò cực kỳ quan trọng dưới đây:
Môi trường sinh trưởng không thể thiếu của thực vật
- Giúp thực vật có thể ở tư thế đứng vững: Đất chính là nơi để rễ cây trồng có thể cắm sâu xuống, giữ sự cân bằng và vững chắc cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Là nơi rễ cây được tiếp nguồn O2 và thải khí CO2: Như bạn biết, tiến trình hô hấp ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp nhận năng lượng cho quá trình phát triển của rễ cây. Mà đất chính là nơi giúp rễ cây thực hiện tốt việc nhận O2 và thải ra khí CO2.
- Nơi giữ nước và cung cấp nước cho thực vật.
- Giúp độ ẩm và nhiệt độ được điều chỉnh thích hợp để cây sinh trưởng được tốt hơn.
- Trong đất cũng tồn tại một vài chất có thể gây độc cho cây. Nguồn gốc phát sinh ra chất độc có thể đến từ phía con người hoặc do vi sinh vật và một vài nguyên nhân khác.
- Cung cấp liên tục nguồn dinh dưỡng cho thực vật. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, thực vật được hấp thụ tầm 92 nguyên tố hóa học từ đất và 18 nguyên tố là tối cần thiết nhất.
Là hệ thống điều hòa về chế độ nước
Có bạn nào đang thắc mắc vai trò then chốt của đất là gì không? Tất cả những nguồn nước chúng ta sử dụng trên mặt đất và cả nước mưa đều được lưu chuyển xuống lòng đất. Đặc biệt khi trời mưa, chỉ một phần nước được giữ lại trên bề mặt, số còn lại đều thấm vào nước ngầm rồi chảy ra sông, ra biển. Mọi chất bẩn trong nước đều được lọc bởi các tầng đất. Nhưng để đất có khả năng thấm và lọc nước tốt đòi hỏi tầng lớp dày và thẩm thấu cao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình con người sử dụng và khai thác đất như thế nào? Hiểu được tầm quan trọng của đất là gì nên xu hướng lựa chọn sản phẩm sinh học trở thành điều tất yếu.
Đất giúp luân chuyển vật chất trong tự nhiên
Một vai trò vô cùng quan trọng của đất là gì chính là khả năng luân chuyển vật chất trong tự nhiên. Bất kỳ sinh vật cũng vậy, muốn tồn tại cần có sự luân chuyển vật chất. Bao quanh trái đất của chúng ta là cả một tầng dày sinh vật nên rất cần thiết đến sự luân chuyển. Đất giữ nhiệm vụ cốt lõi của quá trình địa hóa học. Đất giúp chất hữu cơ có thể chuyển hóa thành mùn và một số dạng hữu dụng rất tốt cho thực vật và động vật. Cũng từ đất sẽ trả lại Carbon vào khí quyết thông qua dạng CO2. Cũng từ Co2 này sẽ được dùng như một nguyên liệu thiết yếu của quá trình quang hợp. Mặc khác, một vài chất hữu cơ lớn có trong đất còn tác động đến hiệu ứng nhà kính, thay đổi thời tiết khí hậu.
Nơi trú ngụ của tất cả sinh vật
Nếu được hỏi vài trò của đất là gì thì chắc chắn ai cũng biết đất chính là nơi trú ngụ của toàn bộ sinh vật tồn tại trong tự nhiên. Việc bảo vệ hệ sinh thái đồng nghĩa với việc bảo vệ hàng tỷ tỷ sinh vật bao gồm vi sinh vật cho đến động vật và cả con người trên trái đất.
Ngoài những vai trò đất là gì được liệt kê ở trên, đất còn nắm giữ vị trí trong nền tảng xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng. Nhờ có cơ sở và vật liệu là đất mà chúng ta có thể kiến tạo nên các kiến trúc độc đáo, xây dựng nhà cửa, đường xá, trung tâm thương mại, bệnh viện, sân bay,… Để đất làm tốt vai trò của mình con người không chỉ đứng ở phương diện chỉ biết khai thác, sử dụng còn cần có biện pháp bảo vệ và cải tạo chúng. Vậy biện pháp bảo vệ đất là gì?
Biện pháp bảo vệ đất là gì?
Thực tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất rất hiếm khi mọi người quan tâm đến vấn đề bảo vệ đất là gì. Bởi theo tâm niệm của mọi người đất là nguồn tài nguyên vô giá. Tuy nhiên có một sự thật hiển nhiên “đất không thể sinh nở”, đất sẽ “nghèo đi” và trở nên nên cằn cỗi hoặc bị bào mòn dần. Vậy biện pháp bảo vệ đất là gì?
Bảo vệ nguồn dinh dưỡng có trong đất
Chính lượng dinh dưỡng có trong đất làm nên “giá trị” của đất. Và cũng nhờ lượng dinh dưỡng này mà đất có thể giúp nền kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy khi bạn muốn bảo vệ đất thì hãy bảo vệ nguồn dinh dưỡng này.
Vậy cách bảo vệ nguồn dinh dưỡng đất là gì? Thực tế trong nông nghiệp, người nông dân sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Điều này khiến cho dinh dưỡng đất bị ảnh hưởng rất nhiều. Bởi vậy khi khoa học công nghệ phát triển, các dòng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học đã được thay thế bởi sản phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh. Cụ thể bạn nên bổ sung chế phẩm vi sinh EM cùng với Trichoderma cho đất vào mỗi định kỳ. Ngoài ra, bạn cần cải thiện môi trường sống để các vi sinh vật có lợi được phát triển toàn diện nhất. Cấu trúc đất cần được giữ nguyên.
Cung cấp sự phong phú cho đất
Đất sở hữu cấu trúc phân tầng tự nhiên rất rõ ràng. Trên cùng của đất luôn luôn là thảm mục và rễ cỏ. Tầng dưới là mùn – Nơi chứa nhiều dinh dưỡng cùng chất hữu cơ. Tầng tiếp là tầng rửa trôi gồm vô số vật chất biến đổi đa dạng có ở những lớp trên. Rồi tầng tích tụ có những lớp hạt sét và cả những chất hòa tan. Hai tầng cuối cần đề cập đến chính là đá mẹ và đá gốc.
Với điểm đặc trưng trên sẽ không quá khó khăn khi được hỏi dinh dưỡng đất là gì qua cấu trúc sinh thái phân tầng này. Trên cơ sở đó đất có thể đáp ứng nguồn dinh dưỡng dồi dào duy trì sự sống cho muôn loài. Điều này càng thể hiện sự quan trọng của việc cung cấp sự phong phú cho đất qua việc bảo vệ và cải tạo.
Phủ xanh màu đất
Phủ xanh đất trống rất quan trọng giúp cho dinh dưỡng của đất được khôi phục. Chính sự sinh sôi và phát triển của thực vật đã giúp cho quá trình trao đổi chất ở đất được tốt hơn. Bởi vậy ở vùng đối núi, biện pháp bảo vệ đất chính là thúc đẩy và kết hợp canh tác và thủy lợi: làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng. Vùng đất hoang, đồi trọc cần được cải tạo thông qua giải pháp nông – lâm kết hợp. Với vùng đồng bằng, bạn cần đẩy mạnh thâm canh, tránh làm đất bạc màu, thoái hóa đi.
Hiểu rõ tầm quan trọng của đất là gì nên Đức Bình đưa ra thị trường rất nhiều dòng sản phẩm giúp bà con nông dân không phải “đau đầu” suy nghĩ làm sao bảo vệ đất canh tác được tốt nhất. Với chế phẩm EMZEO, chế phẩm sinh học Trichoderma,… bà con luôn yên tâm với năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào trong đất.
Hy vọng với kiến thức chia sẻ như trên, bạn đã hiểu rõ hơn đất là gì? Quan trọng bạn đã biết được tầm quan trọng của đất cùng biện pháp bảo vệ đất tốt nhất. Đến với các chế phẩm sinh học mọi lo âu của nhà nông đều được giải quyết hiệu quả. Để có trải nghiệm chân thực về các dòng chế phẩm EMZEO và Trichoderma,… bạn đừng quên ghé sinhhocvietnam.com.vn
Đất là gì? Tìm hiểu giá trị và vai trò đặc biệt quan trọng của đất đối với tất cả sinh vật. Biện pháp bảo vệ và cải tạo đất: giữ nguồn dinh dưỡng tốt trong đất
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …