Để nuôi heo mau lớn, bà con chăn nuôi cần áp dụng các kỹ thuật trong việc chăm sóc vật nuôi. Trong đó việc áp dụng cách ủ cám cho heo đúng kỹ thuật là điều rất cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Sinh học Việt Nam xin giới thiệu cách ủ cám cho heo đơn giản, đúng kỹ thuật giúp nuôi heo mau lớn, khỏe mạnh.
Tìm hiểu về phương pháp ủ cám heo
Không chỉ riêng heo mà một số vật nuôi khác cũng cần ủ thức ăn chăn nuôi. Ủ cám, ủ thức ăn là phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi tốt cho vật nuôi. Kỹ thuật ủ chua thực phẩm với men vi sinh hoặc men sống giúp làm chín thức ăn mà không cần nấu qua nhiệt nóng.
Bà con có thể dùng các loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để làm thức ăn cho heo. Chỉ cần ủ các thực phẩm thô xanh cùng men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học sẽ thu được nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng phù hợp cho hệ tiêu hóa của vật nuôi.
Tại sao cần áp dụng các cách ủ cám cho heo?
Với một số loại thực phẩm thô, có đặc tính cứng như cây chuối, rau xanh khiến heo khó tiêu hóa. Việc ủ chua thức ăn sẽ khiến thực phẩm mềm hơn, tốt với hệ tiêu hóa của vật nuôi.
Thức ăn sau khi được ủ có thể được dùng trực tiếp cho heo hoặc trộn với các loại thực phẩm đậm đặc và cho heo ăn. Bằng cách này, bà con có thể lưu trữ lượng thức ăn dồi dào, giàu dinh dưỡng sẵn sàng cung cấp cho vật nuôi bằng chính các thực phẩm có sẵn trong tự nhiên.
Hơn thế nữa, thực hiện ủ thức ăn cho vật nuôi còn giúp xử lý thức ăn, làm sạch mầm bệnh. Sau khi ủ thức ăn cũng sẽ tạo ra lượng vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa. Điều này không chỉ giúp vật nuôi khỏe mạnh, mau lớn mà còn phát triển tốt, cho chất lượng, sản lượng cao.
Ngoài ra, phương pháp ủ thức ăn chăn nuôi còn được đánh giá là giải pháp xử lý nguồn thực phẩm sẵn có trong các trang trại nuôi trồng theo mô hình VAT. Thực phẩm sau khi được xử lý và ủ đúng cách sẽ đem lại nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn so với thức ăn thô. Cách ủ cám cho heo này vừa giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Có mấy phương pháp ủ cám heo? Các nguyên liệu thường dùng để ủ cám heo
Hiện nay, có 2 phương pháp ủ cám heo phổ biến nhất đó chính là ủ men ướt hoặc ủ men chua. Tùy vào loại men sử dụng trong quá trình ủ thức ăn để phân biệt cụ thể.
Các nguyên liệu thường được dùng để ủ cám heo là:
- Các loại thực phẩm giàu tinh bột: Cám gạo, cám ngô, đậu tương xay, bột ngô nghiền, thóc xay…
- Các loại củ khô hoặc bột củ nghiền như: Khoai, sắn…
- Các chế phẩm và phụ gia nông nghiệp như: Bã đậu, bã sắn, bột đậu….
- Men vi sinh gốc giúp làm tăng khả năng lên men và đẩy nhanh thời gian ủ cám
Để đảm bảo hiệu quả và nguồn dưỡng chất cho vật nuôi, bà con nên pha trộn 2-3 nguyên liệu với tỉ lệ thích hợp. Tuy nhiên, nên dùng bột ngô làm thành phần chính với hàm lượng cao nhất để tăng tốc độ ủ chua.
Sau khi được ủ chín, bà con có thể trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc thông thường để cho heo ăn. Bà con hoàn toàn không cần bổ sung thêm cám heo hoặc các chất phụ gia chăn nuôi khác mà vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng nuôi heo mau lớn.
Lợi ích tuyệt vời khi ủ thức ăn cho heo
Áp dụng các cách ủ cám cho heo ăn, bà con sẽ thu được nhiều lợi ích tuyệt vời trong quá trình chăn nuôi.
- Tiết kiệm thời gian chăm sóc vật nuôi: Thay vì phải nấu chín thức ăn, bà con có thể áp dụng kỹ thuật ủ cám heo và cất trữ nguồn thực phẩm dồi dào cho vật nuôi trong thời gian dài. Cách làm này vừa đảm bảo an toàn vệ sinh đồng thời cũng tiết kiệm công sức chăm sóc gia súc.
- Đảm bảo nguồn thực phẩm dồi dào giàu dinh dưỡng: Cám heo được ủ đúng kỹ thuật sẽ được pha trộn nhiều nguyên liệu đem lại nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất. Đây chính là nguồn cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho heo mau lớn và phát triển khỏe mạnh.
- Tăng cường miễn dịch và khả năng tiêu hóa cho vật nuôi: Cám heo sau khi lên men có chứa hàm lượng lớn các vi sinh vật có lợi với tiêu hóa. Đồng thời khi sử dụng nguồn thực phẩm sạch an toàn sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu suất kinh tế: Áp dụng các cách ủ cám cho heo cũng góp phần giúp tiết kiệm chi phí chăn nuôi nhờ sử dụng nguồn thực phẩm có sẵn trong tự nhiên. Nhờ vậy, bà con có thể nâng cao hiệu suất kinh tế và thu lợi nhuận cao hơn.
- Tăng sản lượng và chất lượng thịt: Cám heo sau khi được ủ chua bằng các nguyên liệu tự nhiên cùng chế phẩm vi sinh sẽ đem lại nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng. Heo được nuôi bằng nguồn thức ăn dồi dào này không chỉ mau lớn, khỏe mạnh mà còn cho chất lượng thịt tốt hơn.
Nhìn chung, phương pháp ủ cám cho heo đem lại nhiều lợi ích trong quá trình chăn nuôi. Đây cũng là kỹ thuật chăn nuôi phổ biến được nhiều bà con và các trang trại áp dụng.
Hướng dẫn cách ủ cám cho heo đúng kỹ thuật, nuôi heo mau lớn
Tùy vào điều kiện cụ thể và nguồn nông sản nguyên liệu mà bà con có thể áp dụng cách ủ cám cho heo phù hợp. Dưới đây là các cách ủ cám heo đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả tốt nhất:
Phương pháp ủ cám heo bằng vi sinh vật lên men
Dùng vi sinh vật lên men kết hợp cùng thực phẩm xanh thô để ủ thức ăn chăn nuôi cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến. Cách làm này sẽ giúp thức ăn sau khi ủ giàu dưỡng chất hơn. Cách ủ cám cho heo bằng vi sinh vật lên men như sau:
- Chuẩn bị hố ủ diện tích rộng, có mái che hoặc bạt phủ
- Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết: rau xanh, cám gạo, cám ngô… pha trộn theo tỉ lệ thích hợp. Lưu ý cần xắt nhỏ rau xanh thành kích thước vừa ăn với vật nuôi.
- Trộn đều các nguyên liệu cùng lượng vi sinh vật lên men sau đó đặt vào hố ủ
- Đập nắp kín hoặc phủ bạt kín, ủ trong vòng 2-3 tháng.
Tùy vào lượng thức ăn và nguyên liệu được sử dụng làm cám heo mà bà con có thể rút ngắn thời gian ủ cám. Trong quá trình ủ thức ăn cho gia súc cần lưu ý đậy kín miệng hố, hạn chế mở nắp.
Phương pháp ủ cám heo với men khô
Ủ cám heo bằng men khô phù hợp với các trại nuôi số lượng lớn. Phương pháp này sẽ cung cấp lượng thức ăn lớn cho gia súc. Tuy nhiên điểm đặc trưng của phương pháp này là chỉ được sử dụng nguyên liệu duy nhất để lên men. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị hố ủ hoặc thùng lớn ủ thức ăn
- Chuẩn bị cám ngô xay nhỏ. Tùy theo số lượng vật nuôi để chuẩn bị số lượng nguyên liệu phù hợp. Thông thường mỗi lần ủ cần sử dụng 100kg bột ngô hoặc bột cám gạo….
- Chuẩn bị 40 lít nước sạch + 200gr men ủ thức ăn gốc + 1 lít mật rỉ đường. Hòa tan men ủ gốc với nước và mật rỉ đường.
- Khuấy đều khoảng 2kg bột nguyên liệu đã chuẩn bị vào thùng với nước hòa tan men ủ. Để hỗn hợp vừa khuấy trong vòng 1 tiếng
- Tiếp tục cho thêm các nguyên liệu còn lại vào thùng và đậy kín nắp trong vòng 6 tiếng.
- Sau 6 tiếng, mở hé nắp thùng.
Ủ cám trong khoảng 3 ngày để thực phẩm lên men đều là có thể đưa vào sử dụng. Bà con có thể lấy trực tiếp phần cám vừa ủ cho gia súc ăn trực tiếp.
Cách ủ cám cho heo bằng men ướt
Ủ cám heo bằng men ướt dễ thực hiện hơn và cũng không mất nhiều thời gian, công sức. Bà con có thể áp dụng kỹ thuật ủ cám heo này để tận dụng nguồn nông sản tự nhiên để làm thức ăn cho gia súc.
Phương pháp này cho phép sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau trong quá trình ủ. Càng sử dụng nhiều nguyên liệu càng đem lại nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho vật nuôi. Cách thực hiện ủ cám heo với men ướt như sau:
- Chuẩn bị hố ủ hoặc thùng ủ kích thước lớn
- Chuẩn bị bột ngô hoặc các nguyên liệu cần thiết. Xắt nhỏ nguyên liệu thô xanh.
- Hòa tan 200gr men ủ gốc với 4kg bột ngô nghiền cùng 100 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường. Khuấy đều hỗn hợp và để trong vòng 1 giờ đồng hồ.
- Tiếp tục cho phần nguyên liệu còn lại vào thùng ủ. Lưu ý cần để nước ngập phần bột ngô.
- Để hỗn hợp nghỉ trong vòng 4-6 giờ sau đó đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi khô ráo, tránh nắng.
- Ủ hỗn hợp trong khoảng 1-2 ngày, là có thể sử dụng.
CÔNG THỨC Ủ CÁM CHO HEO
* Chuẩn bị 100kg bột ngô hoặc bã đậu, 200gr cám lên men Emzeo, 1 lít mật rỉ đường và thùng ủ thức ăn cho lớn.
* Cho vào thùng ủ 100 lít nước cùng với đó là 200gr men và 4 kg bột ngô, khuấy đều và để trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó sẽ cho hết phần bột ngô còn lại vào trong thùng. Nếu thấy ít nước thì người chăn nuôi có thể đổ thêm vào sao cho nước ngập bột ngô.
* Ngâm hỗn hợp ủ, sau 44 – 72 giờ sẽ đậy kín lại và bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Sau khi ủ cám heo, bà con có thể sử dụng làm thức ăn trực tiếp cho heo. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời cũng hỗ trợ tiêu hóa cho vật nuôi hiệu quả.
Lưu ý khi áp dụng phương pháp ủ cám cho heo để đạt hiệu quả cao nhất
Để có thể đem lại nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng nuôi heo mau lớn, bà con cần thực hiện ủ cám heo đúng kỹ thuật. Ngoài ra, trong quá trình áp dụng biện pháp này, cần lưu ý một số điều sau:
- Nguyên liệu cần xắt nhỏ vừa ăn cho gia súc. Không nên để thực phẩm xanh thô kích thước lớn đem ủ. Điều này sẽ khiến quá trình ủ thức ăn bị lâu hơn, mất nhiều thời gian hơn, đồng thời khiến heo khó ăn.
- Xử lý sơ qua các nguyên liệu trước khi đem ủ. Trước khi đem ủ chua thức ăn, cần xử lý sơ qua các nguyên liệu, loại bỏ tạp chất, nấm mốc, các phần thực phẩm bị hỏng, thối, úa.
- Chuẩn bị hố ủ hoặc thùng lớn ủ nguyên liệu đúng kỹ thuật. Nên vệ sinh hố ủ, thùng ủ, khử khuẩn. Nếu ủ thức ăn bằng hố, nên lót hố bằng nilon và rải đều một lớp nguyên liệu thô xuống lót hố.
- Nên để thùng ủ, hố ủ nguyên liệu nơi thoáng mát, tránh ánh nắng, tránh bị vật nuôi hoặc côn trùng gây hại.
- Trong quá trình ủ cám heo, không nên nén quá chặt nguyên liệu, chỉ nên rải đều từng lớp nguyên liệu.
Trên đây là kỹ thuật và các cách ủ cám cho heo. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về phương pháp chăn nuôi khoa học này. Nếu cần tư vấn thêm về kỹ thuật ủ cám heo và các loại nguyên liệu chăn nuôi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!
⫸ Xem thêm: Cách làm đệm lót sinh học cho gà với chế phẩm vi sinh EMZEO
⫸ Xem thêm: IMO trong nông nghiệp là gì? Cách tự làm chế phẩm sinh học IMO đúng chuẩn
Xử lý môi trường
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Phân bón
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Xử lý môi trường
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …