Không chỉ được tin dùng trong việc trồng và chăm sóc lúa, hiện nay phân vi sinh ngày càng được bà con ưa chuộng và ứng dụng cho cả cây ăn trái, rau củ,… Phân bón vi sinh vật đã và đang trở thành một phần không nhỏ của xu thế sản xuất nông nghiệp bền vững. Nếu bà con quan tâm đến các sản phẩm phân bón vi sinh thì cùng Sinh Học Việt Nam khám phá loạt ưu điểm chỉ có ở phân bón vi sinh vật.
Phân vi sinh là gì? Thành phần chính của phân bón vi sinh
Phân bón vi sinh là gì?
Việc dùng phân bón hóa học gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường, đất, nước, không khí, các loài động vật, vi sinh vật trong đất và ảnh hướng đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã thành công tạo ra vi sinh vật. Đây được coi là giải pháp canh tác nông nghiệp an toàn, hiệu quả.
Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường. Phân vi sinh nhờ khả năng cải tạo đất, an toàn cho cây trồng, con người và môi trường nên đã và đang trở thành xu thế của nền nông nghiệp bền vững.
Phân vi sinh hay còn có tên gọi khác là phân bón hữu cơ sinh học. Đây là sản phẩm được sản xuất từ 1 hoặc rất nhiều loài vi sinh vật có lợi trong môi trường. Theo đó, trong quá trình sản xuất, phân bón sẽ được pha trộn với nguyên liệu hữu cơ và cho lên men cùng các vi sinh vật.
Các loại vi sinh vật trong phân bón vi sinh phải đạt được tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn về mật độ ≥108 CFU/mg(CFU/ml) của cơ quan nhà nước. Như vậy, những mầm bệnh vi khuẩn gây hại tồn tại trong thành phần sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời tạo nên một loại phân bón giàu dinh dưỡng rất tốt cho cây và đất.
Thành phần của phân bón vi sinh và phân loại
Phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi chủ yếu cải tạo đất canh tác, tăng mùn, cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, an toàn cho cây trồng, con người và thân thiện với môi trường. Phân bón vi sinh chứa đa dạng các chủng vi sinh vật khác nhau.
Nhưng chủ yếu được chia thành các loại vi sinh vật có chức năng hòa tan, phân giải chất hữu cơ, cố định đạm hoặc nhóm vi sinh vật thúc đẩy cây trồng phát triển. Theo đó, dựa vào thành phần cũng như công dụng của phân vi sinh, chúng được chia thành nhiều loại:
- Phân bón vi sinh vật cố định đạm;
- Phân bón vi sinh vật hòa tan lân;
- Phân bón vi sinh vật kích thích cây sinh trưởng;
- Phân bón vi sinh giúp phân giải chất hữu cơ;
Sinh Học Việt Nam đã chia sẻ đến bà con thế nào là khái niệm phân vi sinh và thành phần của loại phân này. Vậy với thành phần là các loài vi sinh vật có lợi trong phân bón vi sinh, bà con nghĩ phân bón hữu cơ sinh học có ưu điểm gì?
Ưu điểm của phân bón vi sinh/ phân bón hữu cơ sinh học
Ưu điểm của phân bón vi sinh vật
Những vi sinh vật trong phân bón hữu cơ sinh học tuy nhỏ nhưng đúng thật là “có võ”. Chúng đã “thành công thu hút sự chú ý” của các nhà khoa học và được họ khai thác triệt để với rất nhiều ưu điểm như:
- Cung cấp cho đất loạt vi sinh vật phân giải lân, đạm, giúp hòa tan các chất hữu cơ khó tiêu. Nhờ vậy cây trồng dễ dàng hấp thu dinh dưỡng hơn.
- Cải tạo hiện trạng đất, tăng cường mùn, tăng độ phì nhiêu trong đất, giúp đất tơi xốp và không bị xói mòn, bạc màu.
- Tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại cho cây trồng từ việc bổ sung các nguồn vi sinh vật có lợi.
- Giảm thiểu đáng kể hàm lượng chất hóa học tích tụ trên nông sản, tồn đọng của phân bón hóa học trong đất, thân thiện với môi trường để hướng đến phát triển một nền nông nghiệp an toàn, đậm chất hữu cơ.
Những công dụng của phân bón vi sinh vật đối với đất, cây trồng, con người và môi trường sống
Từ những ưu điểm trên, bà con cũng sẽ đúc kết ra những công dụng tuyệt vời của phân bón hữu cơ sinh học, bao gồm:
- Sự hoạt động nhiệt tình của các loài vi sinh vật giúp đất được cải tạo nhanh chóng. Ngoài ra, phân bón vi sinh cung cấp nguồn dinh dưỡng cực cao giúp đất cải thiện được chai sạn, độ mùn tăng và trở nên phì nhiêu màu mỡ hơn.
- Phân bón vi sinh hỗ trợ đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng giúp cho cây trồng có được nguồn dinh dưỡng dồi dào, “yên tâm” phát triển, sinh trưởng vượt trội và cho năng suất cao.
- Các vi sinh vật có trong phân bón hữu cơ sinh học có tác dụng giảm thiểu lượng hóa chất có trong đất trồng. Nên phân bón này giúp phân hóa các chất độc hại, phân giải những hóa chất còn tồn dư trong đất đồng thời chuyển hóa chúng thành nguồn khoáng hữu ích cho cây trồng.
- Sản phẩm phân bón vi sinh “nói không” với ô nhiễm môi trường và cực kỳ an toàn cho sức khỏe của nhà nông và bảo vệ được lượng vi sinh vật, động vật có trong môi trường canh tác nông nghiệp. Nhờ đó, bảo đảm được 1 nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Vậy tựu chung lại thì lợi ích của phân bón vi sinh là gì? Phân bón vi sinh đảm nhận vai trò “cứu đất” trước các nguy cơ chai lỳ, xói mòn, trôi đạm và hàm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học dư thừa.
Phân bón hữu cơ vi sinh mở ra định hướng phát triển một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ và bền vững. Dùng các loại phân bón vi sinh giúp bà con nông dân bắt đầu thay đổi tư tưởng, biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình canh tác nông nghiệp.
Khi bà con đã nắm được những ưu điểm của phân vi sinh, mong muốn được áp dụng ngay vào hoàn cảnh canh tác của mình thì Sinh Học Việt Nam sẽ chia sẻ cách phân biệt các loại phân bón vi sinh hiện nay.
Cách phân biệt các loại phân bón vi sinh hiện nay
Dựa theo đặc tính của phân vi sinh cũng như công dụng mà chúng mang lại, phân bón hữu cơ sinh học được chia thành các loại sau:
Phân bón vi sinh giúp cố định đạm
Loại phân bón vi sinh này có công dụng cố định hàm lượng Nito từ không khí (có đến 78,16% lượng Nito) để cây trồng có thể dùng được. Bởi trong đời sống tự nhiên, Nito là thành phần dinh dưỡng giúp thúc đẩy nguồn sống có trong các tế bào động, thực vật.
Các vi sinh vật, vi khuẩn Azotobacter, Clostridium, Azospirillum, có các vi khuẩn cộng sinh Rhizobium có trong nốt sần của rễ cây họ đậu, bèo hoa, các địa y, dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam giúp thực hiện chức năng này của Nito.
Phân bón hữu cơ sinh học hòa tan lân
Phân bón vi sinh hòa tan lân hiện nay được bà con dùng rất nhiều. Lân có chức năng chuyển hóa lượng photpho khó tan trong đất để cây trồng dễ dàng hấp thu được dưỡng chất trong đất. Với đất trồng trong tự nhiên, cây chỉ có thể hấp thu được 25% lượng dinh dưỡng có trong đó.
Bởi cây trồng không thể tự mình chuyển hóa những chất khó hòa tan cũng như hấp thu được các dưỡng chất có từ chúng. Nhờ có chi vi khuẩn Bacillus và Micrococens, lượng vi khuẩn Aspergillus Niger có cơ chế tự tiết ra axit hữu cơ.
Chất này có khả năng phân giải và chuyển hóa photpho, lân thành những hợp chất dễ tan. Nhờ đó, giúp nâng cao hiệu suất hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng.
Phân bón vi sinh vật kích thích cây trồng
Với thành phần chứa đa dạng các vi khuẩn, vi sinh vật có lợi tiết ra các chất Gibberellin, Auxin có khả năng kích thích sự phát triển bộ rễ của cây trồng. Loại phân bón này được tổng hợp từ rất nhiều loại chất dinh dưỡng.
Phân bón vi sinh loại này còn chứa các vi sinh vật có thể chi phối điều hòa quá trình trao đổi chất trong đất. Nhờ đó tổng hợp được các hợp chất sinh học làm tăng trọng lượng nông sản và khả năng nảy mầm cho hạt giống.
Từ tất cả những điều đó, phân vi sinh kích thích cây trồng giúp hình thành nên một bộ rễ cây khỏe mạnh, hút được nhiều chất dinh dưỡng từ đất hơn. Đây được coi là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho cây trồng mau lớn và đạt chất lượng, năng suất cao.
Phân bón hữu cơ sinh học giúp phân giải chất hữu cơ
Phân bón hữu cơ sinh học giúp phân giải chất hữu cơ hay phân giải cellulose có trong bã thực vật, rơm rạ,… Trong đó, cellulose chính là nguồn dinh dưỡng giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Những chủng vi sinh vật có khả năng điều tiết và phân giải mùn, các chất hữu cơ có trong loại phân bón vi sinh này. Từ đó, giúp cây trồng dễ dàng hấp thu xenlulozơ màu mỡ có sẵn trong đất để nhanh chóng phát triển khỏe mạnh.
Phân bón vi sinh giúp ức chế mầm bệnh và tăng cường độ ẩm cho đất
Bên cạnh nhiệm vụ quan trọng là nâng cao năng suất cho cây trồng thì phân bón hữu cơ sinh học hiện nay còn có công dụng giúp cải tạo làm mới đất canh tác. Theo đó, phân bón vi sinh loại này có chứa các vi sinh vật tạo ra thể kháng sinh. Hợp chất này có khả năng ức chế và ngăn ngừa các loại vi sinh vật có hại cho cây trồng. Sản phẩm có sự kết hợp với phức chất Siderophore giúp ngăn chặn nguồn sống của nhóm vi sinh vật gây bệnh.
Ngoài ra, phân bón vi sinh này còn giúp cây trồng chống chọi tốt trước những tác động xấu của môi trường. Với mong muốn tăng cường độ ẩm cho đất, phân bón vi sinh có chứa các vi sinh vật tiết ra hàm chất Polysacarit.
Chất này khi kết hợp với các hạt khoáng, limon, sét trong đất canh tác giúp tăng khả năng phân bố và giữ nước hiệu quả, giúp cây trồng được hấp thu đủ chất dinh dưỡng.
Có thể nói, phân vi sinh nói riêng và các dòng phân bón hữu cơ hiện nay có khả năng thay thế hoàn toàn cho các loại phân hóa học và thuốc trừ sâu nhằm bảo đảm tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bà con nên ưu tiên dùng phân bón vi sinh để có được nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Sinh học Việt Nam hy vọng chia sẻ thông tin hữu ích nhất về phân bón vi sinh và ưu điểm của chúng. Kính chúc bà con mùa màng luôn bội thu!
⫸ Xem thêm: Phân bón hữu cơ là gì? Phân hữu cơ có đặc điểm gì?
⫸ Xem thêm: Chế phẩm sinh học trong nông nghiệp hiện đại – Top 5 loại cần thiết nhất
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …