Môi trường nước đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cá. Tuy nhiên, trong ao hồ nuôi cá thường sẽ gặp tình trạng bị rêu xanh. Khi tảo, rêu phát triển quá mạnh mẽ sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển của cá. Vậy nước hồ cá bị xanh cần xử lý như thế nào?
Các nguyên nhân phổ biến khi nước hồ cá chuyển xanh
Để xử lý dứt điểm tình trạng nước hồ cá bị xanh thì mọi người cần tìm hiểu được nguyên nhân cụ thể. Có khá nhiều yếu tố phát sinh khiến cho nước hồ cá chuyển xanh. Một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất gồm:
- Quá trình phát triển của các loại tảo bên trong hồ khá mạnh mẽ. Phân cá chính là nguồn dinh dưỡng tốt cho tảo lam, tảo lục phát triển. Khi phân cá được thải ra nhiều sẽ mang lại điều kiện sống lý tưởng cho các loại tảo này. Tảo đóng vai trò cung cấp oxy và hấp thụ chất thải. Nhưng khi chúng quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của cá. Chúng sẽ làm mất đi sự cân bằng, gây ô nhiễm và hình thành môi trường thuận lợi cho nấm bệnh gây hại.
- Việc vệ sinh hồ cá không đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến nước hồ cá chuyển xanh. Sau một thời gian, dưới tác động của chất thải cá và rong tảo không được vệ sinh sạch nước sẽ chuyển màu.
- Hệ thống lọc nước trong bể cá không đảm bảo chất lượng: Máy lọc nước kém chất lượng hoặc công suất không đáp ứng đủ nhu cầu lọc của hồ nước sẽ tạo điều kiện cho rêu, tảo phát triển. Khi rêu tảo quá nhiều cùng với chất bẩn sẽ khiến cho môi trường nước chuyển màu. Nước sẽ bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức sống của cá.
- Lượng thức ăn của cá dư thừa cũng là nguyên nhân khiến nước hồ chuyển xanh.
Hướng dẫn cách khắc phục nước hồ bị xanh hiệu quả
Nước hồ bị xanh sẽ gây ra những tác động xấu đối với sự phát triển của cá. Khi thấy nước hồ chuyển xanh bạn cần tiến hành xử lý kịp thời. Một số phương pháp giúp xử lý nước hồ bị xanh có thể áp dụng như:
Xử lý nước hồ màu xanh bằng chế phẩm sinh học
Nước hồ bị xanh cần được xử lý phù hợp, nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Sử dụng chế phẩm sinh học là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều hơn cả.
Với phương pháp này, vi sinh vật có lợi sẽ được bổ sung vào trong hồ nước. Sự phát triển của vi sinh vật sẽ ức chế quá trình sinh trưởng của rêu và tảo. Sau một thời gian, rêu và tảo sẽ bị phân rã dần. Vi sinh vật có lợi sẽ giúp cho màu nước trở nên trong lành hơn.
Mặc dù quá trình xử lý nước hồ bị màu xanh bằng chế phẩm sinh học sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng độ an toàn với cá cao. Đồng thời, vi sinh vật có lợi còn mang lại rất nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của cá.
Bên cạnh đó, bạn có thể thúc đẩy quá trình làm sạch màu nước bằng cách thả xen kẽ những loại cá ăn rêu, tảo. Chúng sẽ góp phần lớn trong quá trình loại bỏ hết rêu, tảo có trong hồ. Giúp cho nước sạch và trong hơn. Nước sẽ được trả lại sự trong sạch mà không gây mất cân bằng môi trường. Cá trong hồ không chịu nhiều tác động xấu và không làm đục nước trong hồ.
Xử lý nước hồ màu xanh bằng vật lý
Hồ nước bị màu xanh cần xử lý hiệu quả và dứt điểm. Tránh để tình trạng diễn tiến nghiêm trọng hơn. Với phương pháp vật lý, trước hết bạn cần vớt hết những mảng rêu màu xanh xuất hiện trên mặt nước.
Những mảng rêu này sẽ khiến cho cá gặp khó khăn khi hô hấp trên mặt nước. Đồng thời, quá trình xử lý bằng vật lý cũng diễn ra đơn giản hơn khi không có sự ảnh hưởng của các mảng rêu này. Đi cùng với đó, nên thay bớt nước bên trong hồ ra ngoài.
Lượng nước thay ra sẽ giúp giảm bớt rong rêu, tảo và chất bẩn có trong hồ. Tuy nhiên, lượng nước còn lại vẫn cần đảm bảo được sự sống cho cá. Sau khi thực hiện các hoạt động trên, mọi người cần lắp đặt thiết bị lọc và sục khí oxi.
Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng hô hấp của cá. Đồng thời, hạn chế khí nitơ trong nước. Lưu ý khi lắp đặt thiết bị thì bạn nên dừng cho cá ăn trong khoảng 1 ngày. Áp dụng xử lý nước hồ màu xanh bằng phương pháp vật lý sẽ mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Phù hợp với các trường hợp tình trạng nước hồ ô nhiễm nghiêm trọng, cần được xử lý kịp thời.
Xử lý nước hồ bị xanh bằng phương pháp hoá học
Trong một số trường hợp nước hồ cá bị xanh nghiêm trọng có thể áp dụng phương pháp hoá học. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả sử dụng nhanh. Nhưng đây cũng là cách tồn tại nhiều điểm hạn chế. Bạn cần cân nhắc khi sử dụng.
Các chất hoá học sẽ làm rêu và tảo chết đi nhanh chóng. Đồng thời, thành phần hoá học cũng làm chết đi những rêu tảo có lợi. Từ đó làm mất đi sự cân bằng của môi trường nước. Cá mất đi môi trường sống ổn định dễ bị sốc, kém phát triển và nguy hiểm hơn là chết hàng loạt.
Cách xử lý bằng phương pháp hoá học chỉ nên được áp dụng khi có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm và kỹ thuật. Tránh sử dụng khi thiếu hiểu biết sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.
CÁCH XỬ LÝ NƯỚC HỒ CÁ BỊ XANH HIỆU QUẢ NHẤT
* Sử dụng chế phẩm EMZEO cá cảnh với liều lượng 5gr/100 lít nước hồ cá ( có thể sử dụng kết hợp với chế phẩm EMKOI theo lượng: 1 chai Emkoi 1 lít + 2 gói Emzeo cá cảnh xử lý cho 70 – 100m^3 nước hồ nuôi)
* Bật sục khí, quạt nước, máy lọc với thời gian 5 – 7h
* Sau 3 – 5 ngày nước hồ cá đạt hiệu quả
* Định kỳ 20 ngày đến 1 tháng xử lý một lần
Tác động của rêu và tảo đối với môi trường nước
Rong rêu và tảo là những thành phần không thể thiếu trong hồ cá. Những thành phần này vừa mang lại những tác động tích cực và tiêu cực. Mọi người cần tận dụng tối đa những tác động tích cực của rêu và tảo. Đồng thời, không để những ảnh hưởng tiêu cực tác động tới môi trường sống của cá.
Tác động tích cực của rêu và tảo
Tảo lam là một trong những loại thực vật có nhiều tác dụng đối với hoạt động chăn nuôi. Tảo lam trong quá trình sinh trưởng sẽ hình thành lớp bùn sapropen. Lớp bùn này chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamin, protein,… Chúng được sử dụng để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó, tảo lam giúp sản sinh ra khí oxi tự nhiên hoà tan, mang đến cho cá môi trường giàu oxi. Hạn chế tình trạng cá bị ngạt. Tảo lam còn tăng độ phì nhiêu cho đất. Lọc sạch nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt hay công nghiệp ở mức nhẹ. Mọi người có thể khai thác những tác dụng của tảo lam trong việc bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động chăn nuôi khác.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực thì tảo lam cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đối với môi trường nước. Tảo lam phát triển mạnh mẽ khiến cho nước hồ cá bị xanh. Khi tảo phát triển mạnh có thể gây ngộ độc cho cá. Thời điểm tảo nở hoa sẽ gây mất cân bằng môi trường nước. Môi trường sống thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá.
Hơn nữa, tảo lam là một loại thực vật ít dinh dưỡng. Bên ngoài thân tảo lam còn được phủ một lớp dịch nhầy. Lớp dịch này khiến cho cá không thể tiêu hoá. Đồng thời, dịch nhầy này cũng thải ra độc tố khiến cá dễ bị ngộ độc.
Biện pháp hạn chế tình trạng nước trong hồ chuyển xanh
Nước hồ cá bị xanh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới cá và các sinh vật khác. Hạn chế tình trạng này là một vấn đề cần thiết để bảo vệ cá có môi trường sinh trưởng an toàn. Các biện pháp giúp hạn chế tình trạng màu nước hồ chuyển xanh sẽ bao gồm:
Không trang bị quá nhiều đèn chiếu sáng cho bể cá
Một trong những yếu tố khiến cho tảo lam, rong rêu phát triển nhanh chính là ánh sáng. Tảo lam hay rong rêu rất ưa sáng, khi bể cá luôn được chiếu sáng sẽ tạo điều kiện tốt cho tảo lam phát triển. Khi tảo lam rong rêu sinh trưởng mạnh sẽ khiến nước hồ cá bị xanh.
Để hạn chế tình trạng này, mọi người nên sử dụng ánh sáng trong bể cá phù hợp. Chỉ nên sử dụng ánh sáng đèn có công suất nhẹ và bật vào những thời điểm hợp lý. Khi không thực sự cần thiết có thể tắt và duy trì ánh sáng tự nhiên của môi trường.
Chú ý đến vệ sinh bể cá
Mọi người cần chú ý trong việc vệ sinh bể cá thường xuyên và cẩn thận. Việc vệ sinh sẽ giúp loại bỏ bớt rong tảo có trong bể. Đồng thời, hạn chế các nguy cơ khiến cho cá mắc bệnh. Khi thay nước không nên thay toàn bộ mà nên giữ lại một phần. Như vậy vẫn sẽ đảm bảo được dinh dưỡng và sự cân bằng môi trường nước cho cá.
Vệ sinh bộ lọc
Không chỉ vệ sinh bể cá mà các thiết bị như bộ lọc cũng được tiến hành vệ sinh và kiểm tra định kỳ. Bộ lọc là thiết bị giúp lọc sạch nguồn nước, cung cấp oxi cho cá sinh trưởng. Khi bộ lọc không đáp ứng được yêu cầu sử dụng nên tiến hành thay thế sản phẩm khác.
Chỉ cho cá ăn với lượng thức ăn phù hợp
Thức ăn dư thừa quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến cho nước hồ cá bị xanh. Nhiều người thường có thói quen cho cá ăn quá nhiều hoặc tâm lý sợ cá bị đói. Khi bổ sung đủ thức ăn, cá sẽ không đớp mồi. Thức ăn thừa chìm xuống đáy và trở thành nguồn dinh dưỡng cho rong, tảo phát triển.Để khắc phục tình trạng này, mọi người chỉ nên cho một lượng thức ăn phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể nuôi dưỡng nhiều loại cá khác nhau trong hồ. Một số loại cá sẽ giúp dọn sạch đáy bể, ăn rong rêu,… Chúng sẽ góp phần làm cân bằng được môi trường nước trong bể cá. Bạn sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức trong việc vệ sinh bể cá.
Nước hồ cá bị xanh là tình trạng xuất hiện khá phổ biến. Nguyên nhân khiến nước hồ cá chuyển màu xanh chủ yếu do tảo lam, rong rêu phát triển nhanh và mạnh mẽ. Khi nước hồ cá chuyển xanh cần nhanh chóng khắc phục để bảo vệ sức khỏe cho cá. Hy vọng rằng những phương pháp trong bài sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm xử lý nước hồ cá bị màu xanh.
⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo vi sinh cho hồ cá hiệu quả nhất hiện nay
Xử lý môi trường
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Phân bón
Phân bón
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Xử lý môi trường
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Chế phẩm Sinh học
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …