Ủ rác nhà bếp trồng rau sạch là một trong những cách giảm thiểu lượng rác thải trong môi trường hiệu quả. Tận dụng rác thải nhà bếp chế biến thành phân bón hữu cơ trồng rau sạch là giải pháp xử lý rác thải hiệu quả nhất hiện nay. Vậy cách ủ rác nhà bếp trồng rau sạch tại nhà lớn nhanh như thổi ra sao? Cùng Sinh học Việt Nam tìm hiểu cách làm này ngay nào!
Trong cuộc sống hàng ngày, số lượng rác nhà bếp của mỗi gia đình thải ra là rất lớn. Cấp bách cần một giải pháp giảm lượng rác nhà bếp nhanh chóng, biến chúng thành hữu dụng và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rác thải nhà bếp đôi khi bạn nghĩ sẽ là vô dụng chỉ là đồ bỏ đi, nhưng sự thật không phải vậy, bạn có thể dùng rác nhà bếp để trồng rau sạch tại nhà đấy nhé! Trong bài viết này, Sinh học Việt Nam sẽ giúp bạn hướng dẫn chi tiết cách ủ rác nhà bếp trồng rau sạch tại nhà mà lớn nhanh như thổi đấy nhé!
Lợi ích của rác nhà bếp dùng để trồng cây
Việc dùng rác nhà bếp để trồng cây là một giải pháp rất tốt, vừa giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc vườn rau cho bạn và còn là giải pháp giảm thiểu rác hiệu quả, bảo vệ môi trường trong sạch nữa đấy!
- Giảm lượng lớn phân bón hóa học được sử dụng bón cây lên đến 50%
- Giúp tiết kiệm chi phí mua phân bón và chăm sóc cây trồng hiệu quả.
- Giảm thiểu lượng lớn khí metan so với phương pháp đem rác thải đi chôn lấp
- Tự làm phân bón từ rác thải nhà bếp và tái chế lại rác thải một cách hiệu quả.
- Trồng rau sạch tại nhà – rauhữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Tự trồng rau sạch, giúp bảo vệ tốt sức khỏe của gia đình.
- Phân bón từ rác nhà bếp giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật hữu ích, giảm thiểu, ức chế và tiêu diệt các loại sinh vật có hại.
- Phân từ rác nhà bếp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây, tăng độ mùn cho đất, cải tạo đất bạc màu hiệu quả
- Rác thải nhà bếp được xử lý hiệu quả, là giải pháp bảo vệ môi trường được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
Lựa chọn rác nhà bếp dùng trồng cây được, rác nào không dùng được
Rác thải nhà bếp có rất nhiều loại hỗn tạp. Không phải tất cả rác đều có thể dùng để trồng cây được, thông thường rác nhà bếp chia ra làm 2 nhóm rác, đó là: rác hữu cơ và rác vô cơ:
Rác hữu cơ
- Vỏ trứng, vỏ trai, vỏ hến, vỏ ốc: Rất giàu can xi, khoáng chất. Cung cấp lượng canxi, khoáng tự nhiên cho cây trồng
- Xương thịt lợn, xương cá: Cung cấp lượng lân hữu cơ, khoáng chất rất lớn cho cây trồng
- Các loại vỏ trái cây như vỏ chuối, vỏ dưa hấu, cơm, canh thừa …: Giúp cung cấp một lượng lớn Kali hữu cơ, dinh dưỡng tổng hợp, chất đạm sinh học.
- Rau dập nát, cuống rau, rau hư: giúp tạo chất mùn làm đất tơi xốp, tăng cao độ mùn cho đất vì giàu chất xơ, giàu vitamin.
- Nước vo gạo, nước rửa thịt cá …: chứa nhiều dinh dưỡng, enzyme sinh học, kích thích tố sinh trưởng …Tận dụng để chế biến thành phân bón sinh học cho cây trồng
- Các loại dầu mỡ đã sử dụng: Tạo mùi, thu hút côn trùng đến phá hại cây nên cần ủ kỹ với chế phẩm sinh học
- Tro, than: Có thể sử dụng để ủ phân nhưng cần chế biến kỹ càng hơn
- Phân động vật (chó, mèo): Nên trộn ủ cùng rác nhà bếp với tỉ lệ nhỏ hơn 20%
Rác vô cơ
- Túi, bao bì nilon, chai thủy tinh, chai lọ nhựa: chúng có thời gian hủy vô cùng lâu và chúng cản trở sinh trưởng và phát triển của cây trồng
- Các loại rác vô cơ không nên được sử dụng để dùng ủ rác nhà bếp vì chúng ko có lợi cho đất, cây trồng và cần thời gian phân hủy hàng trăm năm.
Việc lựa chọn và phân loại rõ ràng từng nhóm rác, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng rác hữu cơ tận dụng để tiến hành chế biến thành phân hữu cơ bón cho cây trồng. Sử dụng chế phẩm sinh học ủ rác nhà bếp chế biến thành phân hữu cơ giúp phân ủ từ rác nhà bếp mang trong mình các loại dinh dưỡng bổ ích cho cây như: đạm, kali, lân, canxi, vitamin, khoáng chất, vi lượng…
Cách ủ rác nhà bếp
Cách ủ rác nhà bếp vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao trong quá trình trồng rau sạch, cùng Sinh học Việt Nam tìm hiểu chi tiết các bạn nhé!
Bước 1: Chuẩn nguyên liệu và dụng cụ
* Chuẩn bị lượng rác thải nhà bếp như: vỏ hoa quả, cơm thừa, canh thừa, hoa quả hư, cuống rau, lá cây, vỏ trứng, nước vo gạo, nước rửa thịt cá …: 70 – 100kg
* 1 gói chế phẩm men vi sinh EMZEO 200gr: giúp mùn hóa rác hữu cơ, phân hủy rác nhanh chóng và khử sạch mùi hôi thối
* Mật rỉ đường: 1 lít ( có thể thay thế bằng đường mía, đường mật rỉ, đường phên đen, nước mía nguyên chất …)
* Nước sạch
* Túi lót ủ rác
* Thùng đựng ủ có nắp đậy chặt kín khí
Bước 2 Quy trình ủ chi tiết
Trộn đều tất cả các thành phần rác nhà bếp lại
- Cho 1 lớp chế phẩm men vi sinh EMZEO dưới đáy thùng để thúc đẩy tốt quá trình lên men cũng như xử lý nước rác ở đáy
- Bỏ rác vào thùng có độ dày khoảng tầm 5 – 7cm, nên đổ bớt nước ra nếu quá nhiều nước nhé! Đảm bảo độ ẩm của thùng tầm 45 – 50% thôi, để quá trình lên men được diễn ra tốt nhất bạn nhé!
- Rải 1 lớp men vi sinh lên trên bề mặt rác, bạn tiếp tục cho 1 lớp rác thải lên và rắc tiếp 1 lớp men vi sinh nữa.
- Cho vào 1 lít mật rỉ đường pha với nước sạch, theo tỉ lệ 1 lít mật rỉ : 70 – 100kg rác, việc này giúp các vi sinh vật trong chế phẩm emzeo hoạt động hiệu quả, mùn hóa rác khử đi mùi hôi và tăng hiệu quả ủ phân.
- Đậy kín thùng lại, ủ từ 15 – 20 ngày rồi sử dụng nhé!
Bước 3 Vị trí để thùng ủ và thời gian ủ rác
- Bạn đặt thùng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi ruồi muỗi, sâu bọ.
- Khi rác được ủ từ 7 – 10 ngày, bạn có thể lấy nước ủ rác ra sử dụng pha với nước sạch để tưới cây.
- Thời gian ủ 15 – 20 ngày bằng chế phẩm EMZEO bạn thu được nguồn phân compost chất lượng cao, bón cho rau sạch, các loại cây trồng.
Trong quá trình ủ rác nhà bếp, bạn lưu ý đậy kín thùng ủ, không được để ruồi, sâu bọ chui vào nhé! Ngoài ra bạn nên bổ sung đầy đủ các thành phần rác thải nhà bếp, giúp chất lượng phân bón tốt nhất có thể. Tránh trường hợp sử dụng phân compost khi chúng còn quá nóng, vì điều này thể hiện quá trình lên men chưa được hoàn tất.
Trên đây là toàn bộ quy trình cách ủ rác nhà bếp tại nhà, trồng rau sạch mà Sinh học Việt Nam chia sẻ! Hy vọng với thông tin bổ ích này bạn có thể tận dụng hiệu quả rác thải nhà bếp trồng cây, sử dụng chế phẩm sinh học Emzeo làm giải pháp ủ rác nhà bếp chế biến thành phân hữu cơ để có thể bảo vệ tốt “lá phổi Trái Đất”. Bạn đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này đến những người thân yêu để họ cùng thực hiện nhé!
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân chuồng hoai mục nhanh và không có mùi hôi
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …