Bạn đã quá mệt mỏi và chán nản khi phải thường xuyên kì cọ dọn bể nhưng nước vẫn không trong, thậm chí hiện tượng rong rêu, nhớt bám ngày càng nhiều hơn. Có thể cách xử lý của bạn chưa đúng nên không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vậy hãy cùng bỏ túi những cách xử lý nước hồ cá bị nhớt vô cùng đơn giản nhưng lại nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức mà không cần cọ rửa thường xuyên dưới đây.
Nước hồ cá bị nhớt gây ra những tác hại gì?
Chơi cá cảnh là thú vui tao nhã của nhiều người hiện nay, nó không chỉ vừa giúp xây dựng mỹ quan cho căn nhà hay sân vườn của bạn mà còn giúp bạn có những giây phút thư giãn, xả stresss. Tuy nhiên, để nuôi một bế cá thành công không hề đơn giản, bởi trong quá trình này có không ít vấn đề mà chúng ta dễ gặp phải. Một trong số đó phải kể đến là nước bể hay hồ cá dễ bị nhớt.
Khi nước hồ cá bị nhớt chúng sẽ gây ra những tác hại không nhỏ đến môi trường sống cũng như sự phát triển của cá cảnh như:
– Nước bị nhớt tạo điều kiện thuận lợi cho rong rêu, tảo sinh sôi phát triển, chúng là nguyên nhân hàng đầu phá vỡ sự cân bằng trong nước và đặc biệt là ngăn quá trình tạo oxy, làm cho cá thiếu dưỡng khí.
– Khi nhớt xuất hiện cũng hình thành nên điều kiện kỵ khí nên sản sinh ra nhiều khí độc, từ đó gây hại cho các loài cá trong bể hoặc hồ nuôi.
– Nước hồ cá bị nhớt còn khiến cá dễ mắc các bệnh về đường ruột nguy hiểm do các loài vi khuẩn có hại gia tăng nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.
– Ngoài ra, hiện tượng này khiến người nuôi phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để xử lý.
Vì sao nước trong hồ cá lại bị nhớt?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nước trong hồ cá bị nhớt mà nguyên nhân chủ yếu là do:
Chất nhờn của cá tiết ra hằng ngày
Thải bã nhờn là cơ chế hoạt động tự nhiên hằng ngày của các loài cá, nó bao gồm phân thải, nước tiểu, dịch nhờn và nhiều thành phần khác. Vì thế, nếu cá cảnh thải ra quá nhiều mà chúng ta không xử lý kịp thời thì những chất cặn này sẽ là nguyên nhân tạo váng nhớt trong nước của hồ, bể nuôi, gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, nếu số lượng cá nuôi trong hồ quá lớn thì hiện tượng này sẽ xảy ra thường xuyên.
Cho cá ăn quá dư thừa thức ăn
Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hồ cá dễ đóng váng nhớt bên trong nước. Điều này đến từ sự thiếu hiểu biết của người chơi cá hoặc do bận việc như phải đi công tác xa vài ngày mà họ đã cho cá ăn quá nhiều thức ăn. Trong khi thực tế, mỗi con cá chỉ có thể tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhỏ được tính chỉ bằng độ lớn nhãn cầu của nó. Do đó, cho cá quá nhiều thức ăn chỉ khiến lượng tạp chất từ thức ăn thừa tăng lên, chúng được phân hủy và một phần lơ lửng tạo thành váng, còn một phần rơi xuống đáy hồ hoặc bám vào thành hồ.
Hệ thống lọc chưa chuẩn
Khi thay nước mới, điều quan trọng đầu tiên là phải cho qua máy lọc thay vì đổ trực tiếp. Việc này giúp lọc bỏ các chất cặn bẩn, bùn đất, các chất hữu cơ, vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng hệ thống lọc nước không đạt chuẩn sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến nước hồ cá bị nhớt, vẩn đục do các tạp chất gây nên.
Thay nước không đúng cách
Thực tế, nhiều người chơi cá lâu nay vẫn lầm tưởng rằng khi thay nước cho bể hoặc hồ cá thì phải thải hết 100% nước cũ và thay hoàn toàn bằng nước mới. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống lý tưởng của chúng. Thậm chí dễ làm cá bị chết do sốc.
Không vệ sinh hồ cá
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến hàng đầu tạo môi trường cho rong rêu, vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước trong hồ, bể cá. Việc sử dụng bể cá cảnh mới chưa được làm sạch hoặc không thường xuyên lau chùi, vệ sinh thành bể là điều kiện để các thải bã nhờn kết hợp với bụi bẩn, tạp chất trong thức ăn thừa gây nên hiện tượng nước hồ cá bị nhớt.
Cách xử lý nước hồ cá bị nhớt đơn giản mà hiệu quả nhất
Xử lý bằng biện pháp cọ rửa thủ công có thực sự hiệu quả?
Có rất nhiều cách để giúp xử lý vấn đề nước hồ cá bị nhớt, nhưng phần lớn đây đều là biện pháp thủ công như thay nước, cọ rửa,…Tuy nhiên nhược điểm lớn của chúng là tốn khá nhiều công sức và thời gian của chủ bể cá nhưng hiệu quả đạt được lại không cao, vì chỉ mang tính tạm thời. Trong khi đó, một số loại rong rêu rất cứng đầu nên thay nước hay cọ rửa cũng không thể giúp loại bỏ hoàn toàn.
Hơn nữa, các chất hữu cơ, phân và đạm trong thức ăn của cá luôn được thải ra thường xuyên. Do đó, biện pháp xử lý nước bể hồ cá bị nhớt bằng chế phẩm sinh học được ra đời và được nhiều chuyên gia, kỹ sư thủy hải sản khuyên dùng nhất hiện nay.
Xử lý nước hồ cá bị nhớt hiệu quả bằng chế phẩm sinh học
Lợi ích hàng đầu khi xử lý nước hồ cá bằng chế phẩm sinh học
Sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước cho cá hồ cá, bể nuôi là giải pháp hàng đầu được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay bởi những lợi ích không nhỏ mà nó mang lại như:
– Đầu tiên phải kể đến là sự an toàn tuyệt đối. Bởi những chế phẩm này sẽ giúp thay thế tuyệt đối các hóa chất. kháng sinh nhờ đó môi trường sống của thủy sinh cũng như con người được đảm bảo.
– Thứ hai, giúp cung cấp một lượng lớn vi sinh vật có lợi, giúp tự động cải tạo môi trường nước lâu dài, hiệu quả. Bởi những vi sinh vật này sẽ sản sinh các lợi khuẩn để tạo ra axit lactic ngăn ngừa sự sinh sôi của các loại vi khuẩn có hại, từ đó:
- Giúp phân hủy được các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn đáy bể, hồ cá.
- Giảm các độc tố trong môi trường nước do các chất khí như NH3, H2S,…phát sinh, đồng thời giúp khử mùi hôi tanh hiệu quả, tạo môi trường sống hài hòa cho cá phát triển mạnh.
- Giúp ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn cũng như ký sinh trùng có hại do quá trình tăng sinh làm cho số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên sẽ lấn át và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn có hại này.
- Làm tăng oxy hòa tan trong nước để cá phát triển khỏe mạnh và nâng cao khả năng miễn dịch của cá, bảo vệ các loài cá khỏi các bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra.
- Các chế phẩm sinh học giúp hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, hạn chế tảo phát triển từ đó giúp ổn định pH và màu nước.
- Giúp giảm chi phí cũng như thời gian, công sức xử lý nước trong quá trình nuôi cá.
– Thứ ba, đặc biệt khi trộn chế phẩm sinh học vào thức ăn của cá còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp cá hấp thụ tốt thức ăn, giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và thúc đẩy tăng trưởng.
Hiện nay có 2 loại chế phẩm sinh học đang được nhiều người dùng lựa chọn để sử dụng xử lý nước hồ cá bị nhớt đó chính là Vi sinh hồ cá Emzeo cá cảnh và Chế phẩm EMKOI – vi sinh cho hồ cá koi của công ty TNHH công nghệ sinh học Đức Bình.
Cách dùng vi sinh hồ cá Emzeo để xử lý nước hồ cá bị nhớt
Cách sử dụng chế phẩm vi sinh hồ cá Emzeo rất đơn giản, bạn không cần phải thêm bất kỳ một loại vi sinh nào khác cũng như không cần phải vớt cá ra khỏi hồ trong lúc dùng. Bạn chỉ cần rắc vi sinh EMZEO vào khay lọc nước theo tỉ lệ: cứ 5 gram EMZEO cá cảnh xử lý 100 lít nước hồ nuôi. Tiếp đến, mở bơm nước xả vào khay lọc nước để vi sinh EMZEO phân tán khắp nơi trong hồ cá trong khoảng thời gian từ 3 – 5 tiếng. Sau đó, tắt máy bơm để 2 – 3 tiếng cho toàn bộ cặn bẩn lắng xuống đáy rồi xì phông để hút hết các chất cặn bã này là nước lại trong veo, sạch nhớt, rong rêu…
Để tăng hiệu của sản phẩm, bạn sử dụng định kỳ 10 – 15 ngày xử lý một lần. Nếu nước quá đục hoặc quá bẩn có thể sử dụng thêm men để xử lý.
Cách dùng chế phẩm EMKOI – vi sinh cho hồ cá koi tốt nhất
Nếu bạn là người đam mê cá Koi – loài cá đầy màu sắc sặc sỡ và giá thành cũng như giá trị kinh tế không nhỏ này thì đừng bỏ qua sản phẩm chế phẩm EMKOI – vi sinh cho hồ cá koi Đức Bình. Bởi chế phẩm là giải pháp hàng đầu giúp loại bỏ sạch các tạp chất, nhớt, rong rêu,…hiệu quả nhanh chóng mà không cần thay nước. Đồng thời, nó còn giúp tạo vi sinh giúp hồ cá luôn ổn định, giúp cá Koi của bạn luôn khỏe mạnh và ít bệnh tật.
Cách dùng chế phẩm EMKOI – vi sinh cho hồ cá koi để xử lý nước hồ cá bị nhớt hay chứa các cặn bẩn khác cũng không quá khó. Chỉ cần lấy sản phẩm theo định lượng 1 nắp tương đương 20ml dùng cho 1000 – 1500 lít nước và đổ trực tiếp vào hồ cá. Tiếp đến, bật quạt máy, máy lọc nước, máy sục khí, máy bơm tuần hoàn nhằm giúp men được phân tán đều.
Lưu ý, trước khi dùng bạn nên lắc đều chai chế phẩm để trộn đều các thành phần. Nên dùng định kỳ 10 -15 ngày/lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước hồ cá
Để làm tăng hiệu quả lâu dài hơn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước hồ cá bị nhớt, vẩn đục…người dùng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tuyệt đối không được sử dụng các chế phẩm này cùng với các hóa chất hay kháng sinh diệt khuẩn.
- Khi dùng phải đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn từ nhà sản xuất, tránh tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, bởi việc này có thể gây nguy hiểm đến đàn cá nuôi trong hồ.
- Nếu dùng chế phẩm vi sinh dạng bột thì hãy dùng nước trong hồ nuôi cá để hòa tan, tiếp đến sục khí 2 đến 4 giờ trước khi dùng, mục đích nhằm tăng lượng vi khuẩn có lợi nhiều hơn.
- Với những chế phẩm dạng nước cần phải được ủ yếm khí, mục đích là nhằm tăng sinh khối trước khi dùng.
- Thời gian thích hợp nhất để cho chế phẩm sinh học vào xử lý hồ cá là từ 8 – 10 giờ sáng. Bởi vì, thời điểm này trời nắng ấm, hàm lượng oxy được hòa tan sẽ cao hơn so những thời điểm khác trong ngày.
- Sử dụng chế phẩm sinh học cho hồ cá theo định kỳ để giúp duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp và kiểm soát được sinh học môi trường nước cũng như đáy hồ nuôi, giúp đảm bảo môi trường nước luôn được ổn định cân bằng. Đồng thời, việc này cũng giúp ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh, không để tảo độc hay mầm bệnh tiềm tàng xuất hiện.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách xử lý nước hồ cá bị nhớt rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao mà không phải tốn nhiều công sức, kinh phí. Để hiểu rõ hơn về các chế phẩm sinh học chuyên xử lý nước hồ cá của Đức Bình, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo vi sinh cho hồ cá hiệu quả nhất hiện nay
⫸ Xem thêm: Khám phá các cách sử dụng vi sinh cho hồ cá hiệu quả
⫸ Xem thêm: Nước hồ cá bị xanh và cách xử lý an toàn và hiệu quả nhất
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …