Phân hữu cơ là một loại phân bón an toàn, đem lại nguồn dưỡng chất tốt cho cây trồng phát triển. Với những lợi ích thiết thực và cách thực hiện đơn giản, nhiều người lựa chọn tự ủ phân hữu cơ tại nhà. Điều này vừa tận dụng được những nguyên liệu không dùng đến vừa tiết kiệm chi phí. Vậy cách ủ phân hữu cơ như thế nào? Sinh học Việt Nam hướng dẫn chi tiết quy trình ủ phân hữu cơ, mòi các bạn tiếp tục theo dõi.
Cách ủ phân hữu cơ tại nhà chi tiết
Phân hữu cơ được hình thành bởi các chất hữu cơ tận dụng trong cuộc sống như phân động vật, chế phẩm nông nghiệp, rác thải hay than bùn,… Các loại nguyên liệu này được gom lại và tiến hành ủ hoai để tạo thành phân bón hữu cơ. Cách ủ phân hữu cơ có thể thực hiện nay tại nhà với các bước cơ bản như sau:
Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ để ủ phân
Để tạo ra phân hữu cơ thì mọi người cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Quá trình tạo nên phân bón hữu cơ sẽ cần tới thùng ủ, xẻng, cuốc,… Trong đó, thùng đựng là vật dụng cần thiết nhất. Thùng đựng phân có thể sử dụng dạng hình tròn, hình hộp,… làm bằng nhựa, gỗ hay sắt.
Trên thị trường có bán rất nhiều mẫu thùng đựng dùng trong ủ phân hữu cơ. Mọi người có thể dựa vào lượng phân muốn ủ để mua thùng đựng có thể tích phù hợp. Thùng đựng phân hữu cơ sẽ giúp đậy kín.Tạo nên một môi trường kín, thúc đẩy quá trình hoai mục của phân bón hữu cơ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Trong một số trường hợp, với số lượng phân ủ nhiều, người ta có thể đào hố và ủ trong đất. Sau một thời gian, sẽ đào lớp đất phủ bên trên ra kiểm tra. Phương pháp này sẽ thường áp dụng cho quá trình ủ phân xanh.
Lựa chọn vị trí phù hợp để đặt thùng đựng phân hữu cơ
Cách ủ phân hữu cơ thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, vị trí đặt thùng đựng phân vô cùng quan trọng. Bạn nên lựa chọn vị trí có ánh nắng chiếu rọi và mương thoát nước. Khu vực xung quanh nên rộng rãi, thông thoáng. Điều này sẽ giúp cho quá trình kiểm tra phân ủ hoai hay chưa thuận lợi, dễ dàng hơn.
Nên đặt thùng ủ phân tại ngay khu vực đất trồng trọt. Sau khi phân hữu cơ có thể sử dụng sẽ không cần vận chuyển quá xa. Hãy đặt thùng trên nền đất để các sinh vật như giun, vi sinh vật có lợi chui vào và thúc đẩy quá trình chuyển hóa diễn ra nhanh hơn.
Chuẩn bị các nguyên liệu đầy đủ
Để hoàn thành cách ủ phân hữu cơ thì không thể thiếu được bước chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu để tạo nên phân hữu cơ rất đa dạng, dễ tìm và tiết kiệm chi phí. Mọi người có thể tận dụng các chất hữu cơ dư thừa trong cuộc sống hằng ngày để chế tạo thành phân bón.
Với mỗi loại phân bón hữu cơ sẽ cần đến những nguyên liệu chính khác nhau. Đối với phân chuồng thì người ta sẽ sử dụng chất thải của động vật, gia cầm. Phân xanh sẽ cần tới cây cối, cỏ khô, lá cây, thân cây. Đối với rác thải thì sẽ bao gồm các chế phẩm nông nghiệp,…
Số lượng nguyên liệu càng nhiều thì lượng phân hữu cơ thu về càng lớn. Bên cạnh các nguyên liệu thiết yếu thì không thể thiếu được chế phẩm men vi sinh dùng trong ủ phân hữu cơ. Hãy lựa chọn chế phẩm men vi sinh ủ phân hữu cơ uy tín, chất lượng tại sinhhocvietnam.com.vn.
Chế phẩm men vi sinh ủ phân hữu cơ sẽ thúc đẩy quá trình hoai mục của thành phần hữu cơ. Từ đó tạo nên thành phẩm phân bón hữu cơ chất lượng, hiệu quả khi sử dụng trong trồng trọt.
NGUYÊN LIỆU CẦN CHUẨN BỊ
– Phân chuồng, rơm rạ, phế phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ: 1 tấn
– Cám gạo: 2-3 kg
– Một gói 200gr chế phẩm EMZEO + 1 gói 200gr chế phẩm Trichoderma Bacillus Đức Bình (2 loại chế phẩm này có rất nhiều công dụng tốt. Đặc biệt là khử mùi hôi của phân chuồng thì siêu đỉnh)
– Mật rỉ đường: 2 lít ————--> MUA TẠI ĐÂY
– Các dụng cụ cuốc xẻng, bạt che, ô doa,… đi kèm.
Quá trình trộn ủ phân hữu cơ
CÁCH THỰC HIỆN Ủ PHÂN CHUỒNG
– Bước 1: Trộn đều chế phẩm khử mùi hôi EMZEO + nấm trichoderma bacillus Đức Bình với cám gạo đã chuẩn bị sẵn.
– Bước 2: Rải 1 lớp phân chuồng dày khoảng 7-10cm lên mặt đất. Sau đó rải hỗn hợp vừa trộn đều lên trên. Rồi cứ tiếp tục 1 lớp phân chuồng lại 1 lớp chế phẩm sinh học như thế cho đến khi hết.
– Bước 3: Tưới nước sạch đã pha với 2 lít mật rỉ đường lên phần vừa rải để đạt độ ẩm phù hợp để ủ. Độ ẩm thích hợp nhất sẽ rơi vào khoảng 50-55%. Kinh nghiệm lâu năm cho thấy, nếu bạn cầm 1 nắm phân chuồng lên và bóp nhẹ mà thấy có nước hơi rỉ qua các kẽ ngón tay tức là độ ẩm đạt.
– Bước 4: đảo đều phân chuồng và đánh thành đống. Sau đó đậy bạt vào để ủ. Đống này thường sẽ cao khoảng 1.5-1.7m và có đường kính rơi vào 3-4m.
Quá trình trộn ủ phân hữu cơ đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ kỹ thuật tốt. Cách ủ phân hữu cơ sẽ được thực hiện theo từng bước cẩn thận. Khi các nguyên liệu và dụng cụ đã được chuẩn bị xong, mọi người sẽ thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Rải đều các lớp chất hữu cơ vào trong thùng đựng. Sau một lớp nguyên liệu sẽ đến một lớp đất vườn tơi xốp. Phía trên đất vườn sẽ rắc thêm một lớp chế phẩm vi sinh ủ phân hữu cơ. Các bước cứ lặp lại như vậy cho đến khi hết toàn bộ nguyên liệu.
- Đậy kín nắp thùng và để yên trong vòng khoảng 2 – 3 tuần. Sau thời gian này, mọi người sẽ tiến hành xoay thùng. Việc xoay thùng sẽ hỗ trợ thúc đẩy phân hữu cơ hoai mục nhanh hơn.
Kiểm tra thành phẩm
Cách ủ phân hữu cơ sẽ thành công sau khoảng thời gian 1 năm. Tuy nhiên, với những thành phần nguyên liệu nhanh phân hủy có thể sử dụng sau 2 – 4 tuần ủ hoai. Để biết được phân hữu cơ đã thành công hay không, bạn cần thực hiện kiểm tra theo thời gian ủ.
Khi kiểm tra thấy phân vụn, tơi xốp. Phân hữu cơ có mùi như đất trồng, không bốc mùi khó chịu. Màu sắc của phân chuyển sang nâu thì đó là dấu hiệu của sự thành công. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ đó đem đi bón cây và đất trồng.
Tác dụng của phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ mang đến rất nhiều tác dụng cho cây và đất trồng. Sử dụng phân hữu cơ vừa bảo vệ môi trường vừa an toàn với sức khỏe mọi người. Đây cũng là lý do mọi người tìm hiểu nhiều hơn về cách ủ phân hữu cơ tại nhà. Loại phân bón này mang đến những lợi ích thiết thực như:
Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
Phân hữu cơ là loại phân bón giàu dinh dưỡng, nhất là khoáng chất. Trong phân hữu cơ sẽ có bao gồm các dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Các thành phần dinh dưỡng này sẽ được cây hấp thụ nhanh chóng, dễ dàng. Từ đó đảm bảo quá trình phát triển khỏe mạnh cho cây trồng.
Bên cạnh đó, phân bón hữu cơ còn kích thích rễ cây phát triển. Phân bón hữu cơ chứa khá nhiều axit hữu cơ. Dưỡng chất này sẽ kích thích rễ cây phát triển mạnh, hấp thu khỏe Khi cây được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao vượt trội.
Cải tạo đất trồng hiệu quả
Phân bón hữu cơ còn có tác dụng trong cải tạo đất trồng. Đất trồng sau một thời gian dài thực hiện canh tác sẽ dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng, bạc màu, xói mòn hay nhiễm mặn…. Nguyên nhân gây nên các tình trạng này rất nhiều. Nếu đất trồng không được khắc phục, cải tạo bổ sung thêm dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng trong những mùa vụ tiếp theo.
Phân bón hữu cơ với thành phần giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vi sinh vật có lợi được sử dụng phổ biến trong cải tạo đất trồng. Đất trồng sẽ được bổ sung thêm một lượng lớn dưỡng chất. Những dưỡng chất này sẽ giúp cho đất khôi phục dinh dưỡng thiếu hút.
Vi sinh vật có lợi sẽ tiến hành hoạt động “cày xới” của mình. Chúng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất tồn dư trong đất cây khó hấp thu như phốt pho. Bên cạnh đó, vi sinh vật còn có tác dụng cố định đạm trong đất trồng.
Dưới hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật có lợi, độ pH trong đất sẽ được cân bằng. Đồng thời, vi sinh vật có hại, nấm mốc, sâu bệnh sẽ bị ức chế phát triển. Mang lại cho cây trồng môi trường sống chất lượng hơn.
Khắc phục tình trạng xói mòn đất
Phân hữu cơ còn có tác dụng rất lớn trong phòng chống xói mòn đất trồng. Cách ủ phân hữu cơ sẽ giúp bạn có thêm lượng phân bón cần thiết để bổ sung cho khu vườn của mình. Khi đất được bón phân đầy đủ, dinh dưỡng và khoáng chất có sự liên kết ổn định với nhau thì tình trạng đất bị rửa trôi sẽ thấp hơn rất nhiều.
Người nông dân có thể yên tâm và thực hiện canh tác lâu dài trên đất nông nghiệp của mình.
Nâng cao chất lượng nông sản
Như các bạn đã biết, phân hữu cơ là phân bón an toàn với cả môi trường lẫn sức khỏe con người. Thành phần của phân hữu cơ chỉ bao gồm những dưỡng chất, khoáng và vi sinh vật có lợi. Khi phân hữu cơ được bón vào đất trồng sẽ giúp tăng độ tơi xốp, màu mỡ cho đất.
Cây trồng sẽ có thể hấp thụ rất nhiều khoáng chất, vi lượng,… Những thành phần này giúp cây phát triển mạnh mẽ, cho năng suất cao. Bên cạnh đó, chất lượng nông sản cũng được tăng lên vượt trội.
Rau, trái cây, củ quả,… sẽ có hương vị thơm ngon, ngọt tự nhiên. Màu sắc của nông sản cũng trở nên tươi mát, tràn đầy sức sống. Dưỡng chất được cung cấp cho rau, củ, quả đều hết sức an toàn với sức khỏe con người. Hoàn toàn không xuất hiện tình trạng dư thừa chất có hại. Đây cũng chính là lý do mọi người đang lựa chọn phân hữu cơ nhiều hơn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.
An toàn với môi trường
Phân bón hữu cơ còn được đánh giá cao trong bảo vệ môi trường. Phân bón hữu cơ được hình thành từ các thành phần hữu cơ như: rác hữu cơ được thải ra từ sinh hoạt hàng ngày của con người, chất thải động vật, chế phẩm nông nghiệp,…
Những thành phần này được thu gom lại và tiến hành ủ hoai sẽ giúp môi trường giảm thiểu được một lượng rác thải khá lớn. Bên cạnh đó, những vi sinh vật có lợi trong phân hữu cơ sẽ giúp loại bỏ đi những chất độc hại còn tồn dư trong đất trồng sau thời gian dài canh tác. Trả lại cho môi trường sự cân bằng, đất trồng giàu dinh dưỡng.
Đất trồng được bón phân hữu cơ sẽ tăng tính liên kết. Từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng thoát nước nhanh ở đất trồng. Người nông dân sẽ không cần phải tiêu tốn một lượng nước lớn cho việc tưới tiêu cây trồng của mình. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa không tốn quá nhiều sức lực.
Phân hữu cơ mang lại cho đất và cây trồng rất nhiều tác dụng tích cực. Để tiện lợi cho việc sử dụng, tiết kiệm chi phí mọi người có thể tự mình ủ phân hữu cơ. Cách ủ phân hữu cơ không quá phức tạp, rất dễ thực hiện. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích đối với mọi người.
⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đất trồng rau tại vườn nhà đơn giản, chuẩn nhất
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …