Mèo là một trong những loại động vật được nuôi làm thú cưng khá phổ biến. Một chú mèo khỏe mạnh, xinh đẹp sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, cách chăm sóc cho mèo không hề đơn giản. Đặc biệt là những người mới nuôi lần đầu. Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm nuôi mèo ngay trong bài viết mà Sinh học Việt Nam chia sẻ sau đây.
Kinh nghiệm nuôi mèo theo từng độ tuổi
Mèo là một loài động vật thông minh, linh hoạt và dễ thương. Nuôi mèo trong nhà sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt vời, thú vị. Bởi vậy, mèo trở thành thú cưng được nhiều người yêu thích và nuôi trong nhà. Tuy nhiên, để mèo phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì bạn cần có kinh nghiệm nuôi mèo theo từng độ tuổi. Với mỗi độ tuổi phát triển, mèo sẽ cần những sự yêu thương, quan tâm và chỉ dạy phù hợp.
Kiến thức chăm sóc mèo dưới 6 tháng tuổi
Mèo dưới 6 tháng tuổi đang hết sức non nớt, “ngây thơ” và trong quá trình phát triển về kích thước, màu lông. Có thể chia sự phát triển của mèo ở mức dưới 6 tháng tuổi thành 3 giai đoạn gồm:
- Mèo dưới 6 tuần tuổi: Đây là thời điểm mèo con mới được sinh ra, đang hết sức yếu ớt. Trong giai đoạn này, mèo con tách mẹ sẽ rất khó để sống sót. Chính vì vậy, mọi người cần hết sức chăm sóc cho mèo con trong độ tuổi này. Mèo con cần được ủ ấm, bú sữa mẹ đầy đủ. Để nâng cao độ cứng cáp, khỏe mạnh cho mèo con bạn có thể bổ sung thêm canxi trộn lẫn trong sữa.
- Mèo độ tuổi từ 6 – 10 tuần: Giai đoạn này mèo đã cứng cáp hơn và bắt đầu phát triển. Giai đoạn này, mèo cần được bổ sung thêm nhiều protein, cho mèo tập ăn thức ăn ướt. Ngoài ra, cần chú ý trong việc vệ sinh cho mèo cần thận.
- Giai đoạn mèo từ 3 – 6 tháng: Đây là giai đoạn mèo lớn nhanh, thay đổi về ngoại hình, lông,… Mèo sẽ cần bổ sung đa dạng các loại dinh dưỡng thông qua thức ăn, canxi,… Đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và nước uống cho mèo. Hơn nữa, để bảo vệ sức khỏe cho mèo cần tiêm phòng vacxin và tẩy giun đầy đủ.
Chăm sóc mèo trên 6 tháng tuổi
Kinh nghiệm nuôi mèo từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ có phần “nhẹ nhàng” hơn so với dưới 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm mèo đã gần như đã trưởng thành, sức khỏe ổn định và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, từ giai đoạn này mèo sẽ có những sự độc lập của riêng mình, việc gần gũi với mèo ở giai đoạn này sẽ khó khăn hơn.
Từ giai đoạn này, bạn vẫn cần bổ sung đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mèo. Hãy thiết lập một chế độ ăn uống ổn định và kéo dài để mèo có thể thích nghi tốt hơn.
Đi cùng với đó, thường xuyên đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Quan tâm và chú ý đến những biểu hiện khác lạ của mèo để có những phát hiện kịp thời khi mèo mắc bệnh.
Kinh nghiệm khi chăm sóc mèo cái sắp sinh con
Mèo sắp sinh con sẽ đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng hơn từ chủ của mình Đây là giai đoạn mèo khá nhạy cảm, cần có cảm giác an toàn và được chăm sóc đặc biệt về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng. Kinh nghiệm nuôi mèo đẻ rất quan trọng.
Khi mèo có dấu hiệu sắp sinh, bạn cần chuẩn bị ổ cho mèo. Ổ cần được lót đệm sạch sẽ, êm ái và ấm cúng. Chiếc ổ cũng tạo ra được cảm giác yên tâm cho mèo sinh con. Vì vậy, hãy đặt ổ cho mèo sinh tại vị trí kín đáo, ít người qua lại và tĩnh lặng.
Chỉ hỗ trợ khi trong quá trình đẻ của mèo thực sự cần thiết. Không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh con của mèo nếu mọi chuyện diễn ra bình thường. Tuyệt đối không được để người lạ quan sát ổ của mèo mẹ mới sinh con. Điều này có thể khiến mèo mẹ cảm thấy lo lắng đưa con đi nơi khác hoặc không chăm sóc con nhỏ.
Chú ý đến chăm sóc sức khỏe cho mèo
Nuôi mèo trong nhà là trải nghiệm thú vị. Đổi lại, bạn cần có sự chăm sóc đúng kỹ thuật cho mèo. Mèo là động vật thông minh, nhanh nhẹn và ít khi ốm bệnh. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn xem nhẹ việc chăm sóc sức khỏe cho mèo.
Trong quá trình nuôi mèo, bạn cần thường xuyên đưa chúng đến bệnh viện thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bắt đầu từ khi mèo đạt độ tuổi từ 2 tháng trở lên, bạn đã có thể đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho mèo luôn khỏe mạnh. Nếu mèo mắc bệnh có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Việc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe cho mèo sẽ bao gồm các hoạt động như: kiểm tra tai mũi họng, răng, chỉ số sinh tồn, ký sinh trùng nội ngoại, xét nghiệm các bệnh lý thường gặp ở mèo như suy thận, giảm bạch cầu,…
Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn xác định tình hình sức khỏe tâm lý của mèo trong từng giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ chia sẻ thêm những kinh nghiệm nuôi mèo hữu ích hơn cho bạn.
Nguyên tắc cần ghi nhớ khi nuôi mèo trong nhà
Mèo là động vật gần gũi, dễ nuôi và thích hợp để làm thú cưng trong mỗi gia đình. Để sở hữu cho mình một chú mèo ngoan ngoãn, thông minh và đáng yêu bạn cần đảm bảo các nguyên tắc nuôi mèo ngay sau đây:
“Dạy dỗ” mèo khi còn nhỏ
Mèo được mệnh danh là một loài động vật khá “khó tính”. Hầu hết chúng đều sở hữu cho mình bản tính kiêu ngạo, khó gần. Để mèo trở thành một thú cưng ngoan ngoãn, nghe lời và có quy tắc thì bạn cần huấn luyện chúng từ khi còn nhỏ.
Giai đoạn mèo dưới 6 tháng tuổi chính là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu huấn luyện mèo. Hãy để chúng có thể thoải mái vui chơi, chạy nhảy linh hoạt trong không gian sống. Điều này giúp chúng làm quen với ngôi nhà, mọi thành viên trong gia đình. Khi chúng đã quen với môi trường sống và mọi người, việc huấn luyện sẽ diễn ra đơn giản hơn.
Kinh nghiệm nuôi mèo ngoan, nghe lời chính là huấn luyện chúng bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như đi vệ sinh đúng vị trí, ăn đúng nơi và đúng giờ, không phá phách đồ đạc trong nhà,… Mèo sẽ trở nên ngoan ngoãn và không gây ra nhiều rắc rối phức tạp trong quá trình lớn lên bên bạn.
Khi mèo đạt được thành công trong quá trình huấn luyện, nên khen thưởng cho chúng. Bạn có thể cho mèo thức ăn, vuốt ve hay chơi đùa cùng chúng. Điều này sẽ tạo ra phản xạ trở thành thói quen, giúp mèo ghi nhớ mọi vấn đề nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bổ sung đồ chơi để mèo không phá hoại đồ vật trong nhà
Mèo sở hữu cho mình bản tính linh hoạt, thường xuyên chạy nhảy, vui đùa. Nếu để mèo tự do, chúng có thể phá hỏng các đồ vật trong gia đình. Móng vuốt sắc nhọn của mèo có thể làm xước bàn ghế, kệ tủ hay rơi vỡ những đồ vật thủy tinh,… Bạn có thể phải đầu tư rất nhiều thiết bị nội thất mới nếu bị mèo làm hỏng.
Để hạn chế tình trạng mèo làm hỏng đồ vật trong nhà, bạn cần chuẩn bị những đồ chơi cho chúng. Có thể mua tấm cào móng, trụ bọc thảm lông, nhà cho mèo,… để chúng có vị trí vui đùa. Trong trường hợp mèo có sở thích phá hỏng các đồ nội thất trong nhà, bạn nên tìm cách xử lý như bọc giấy nilon bảo vệ bên ngoài các sản phẩm này. Đi cùng với đó là mãi dũa để móng của mèo bớt sắc nhọn.
Ngoài ra, bạn có thể trồng cỏ bạc hà cho mèo. Đây là một loại cỏ giúp cho mèo giải trí, thư giãn.
Đặt khay vệ sinh tại vị trí phù hợp để mèo đi vệ sinh đúng chỗ
Để tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chăm sóc mèo thì việc rèn luyện cho chúng đi vệ sinh đúng chỗ là nguyên tắc cần tuân thủ. Bạn nên chuẩn bị cho mèo một chiếc khay đi vệ sinh với kích thước phù hợp. Bên cạnh đó, lựa chọn vị trí đặt khay vệ sinh phù hợp cho mèo và thích hợp trong dọn dẹp.
Tùy thuộc vào cấu trúc, diện tích của ngôi nhà, bạn có thể đặt khay vệ sinh tại tầng hầm, nhà bếp, phòng khách hay hành lang,…
Những điều cần chú ý khi nuôi mèo
Kinh nghiệm nuôi mèo là những thông tin quan trọng mà người lựa chọn mèo làm thú cưng nên nắm bắt. Để mèo có được môi trường sống lý tưởng, khỏe mạnh và vui vẻ, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
Nên suy nghĩ kỹ trước khi nuôi mèo
Việc nuôi và chăm sóc mèo không phải là vấn đề đơn giản. Khi quyết định nuôi mèo, bạn cần có tình yêu thương và trách nhiệm đi cùng. Không nên chỉ vì một phút ngẫu hứng và đi đến quyết định nuôi mèo khi chưa sẵn sàng. Đặc biệt là những đối tượng mới lần đầu nuôi mèo.
Tìm hiểu rõ chi phí cho việc nuôi mèo
Chi phí để nuôi mèo, đảm bảo cho chúng có môi trường phát triển tốt nhất không hề thấp. Bạn cần đảm bảo được điều kiện cơ bản cho mèo sinh trưởng như: cung cấp đầy đủ thức ăn giàu dinh dưỡng cho mèo, đăng ký khám sức khỏe định kỳ, thực hiện tiêm vắc xin, vệ sinh sạch sẽ cho mèo,…
Ngoài ra, cần có nguồn chi phí dự phòng để sẵn sàng cho các trường hợp mèo bị bệnh, ốm,…
Lựa chọn thức ăn phù hợp cho mèo
Thức ăn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của mèo. Nhiều người vì muốn tiết kiệm chi phí nên lựa chọn dòng thức ăn có mức giá rẻ. Những loại thức ăn này thường không đảm bảo được nguồn dinh dưỡng, chất lượng tốt,… Mèo sử dụng trong thời gian dài dễ bị suy dinh dưỡng, giảm sút sức đề kháng và dễ mắc bệnh hơn,…
Chính vì vậy, bạn cần lựa chọn những loại thức ăn đảm bảo tốt về chất lượng. Thức ăn cần phù hợp về thành phần dinh dưỡng đối với từng giai đoạn phát triển của mèo.
Kinh nghiệm nuôi mèo là những thông tin mọi người cần nắm rõ khi quyết định nuôi mèo trong nhà. Để mèo có được cho mình môi trường sống chất lượng, an toàn. Đồng thời, bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, ý nghĩa với những chú mèo của mình.
ĐỊA CHỈ CỬA HÀNG BÁN PHỤ KIỆN THÚ CƯNG TẠI HÀ NỘI
* Cửa hàng: Số 7 ngõ 124 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
* SĐT/Zalo: 0942.778.463
* Nhận ship COD tại Hà Nội
⫸ Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm mua phụ kiện thú cưng cực chuẩn
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …