Nấm Trichoderma được coi là “khắc tinh” của các loại bệnh như thối lá, vàng lá, thối rễ,…ở cây trồng. Nấm này có nhiều công dụng khác như: cân bằng độ pH, giải độc cho đất, phân hủy mạnh xenlulo,… Trichoderma được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt nhưng nếu dùng quá liều lượng thì lại phản tác dụng. Do đó, bà con nên nhớ cách sử dụng chế phẩm Trichoderma cụ thể cho các loại cây trồng theo hướng dẫn trong bài viết.
Nấm Trichoderma là gì? Công dụng của nấm đối kháng Trichoderma
Trước khi đến với cách sử dụng chế phẩm Trichoderma, bà con cần hiểu rõ Trichoderma là gì và công dụng thực tế của chế phẩm này.
Chế phẩm Trichoderma là gì?
Trước hết phải khẳng định Trichoderma là một loại nấm. Tuy nhiên, đây không phải 1 loại nấm gây hại cho cây trồng mà đây là nấm đối kháng có khả năng kiểm soát, thậm chí tiêu diệt các loại nấm gây tình trạng thối rễ ở cây trồng như: Rhizoctonia, Fusarium hay Pythium.
Hay nói một cách ngắn gọn, chế phẩm Trichoderma chính là “thiên địch” của các loại nấm gây hại cho cây trồng. Chính vì vậy, hiện nay loại thuốc trừ nấm bệnh hiệu quả cao mà an toàn nhất phải gọi tên các loại chế phẩm có chứa thành phần Trichoderma.
Nấm đối kháng Trichoderma sinh sản vô tính theo cấp số nhân trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng là 25 – 30 độ C. Vòng đời của nấm Trichoderma khá dài, lên đến 18 tháng. Nhưng cũng rất dễ bị tiêu diệt nếu phơi chúng dưới ánh nắng gay gắt liên tục 2 giờ liền hoặc mưa kéo dài.
Công dụng của chế phẩm Trichoderma
Hiện nay, ghi nhận 33 loài nấm đối kháng Trichoderma khác nhau. Cho nên, chế phẩm Trichoderma có rất nhiều công dụng. Nổi bật phải kể đến:
Khả năng điều trị bệnh thối rễ, vàng lá trên cây trồng cực kỳ hiệu quả
Nếu bà con dùng nấm Trichoderma cho cây trồng, tự bản thân chúng sẽ tiết ra 1 loại enzyme đặc biệt. Enzyme này sẽ đánh tan vách tế bào của các loại nấm khác, sau đó Trichoderma sẽ tấn công vào sâu bên trong tế bào của nấm gây hại và triệt tiêu chúng.
Chính nhờ cơ chế này mà chế phẩm Trichoderma bảo vệ rất tốt cho vùng rễ của cây trồng, giúp cây chống lại các bệnh như thối rễ, vàng lá, đen lá,… hiệu quả nhất.
Trichoderma tăng đề kháng cho cây trồng
Kể cả trong trường hợp cây trồng đang gặp tình trạng vàng lá, thối rễ thì các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà con nên dùng nấm đối kháng Trichoderma như một cách để giúp cây trồng tăng cường sức đề kháng để chống chọi với bệnh.
Theo đó, nấm Trichoderma sẽ bám vào từng nhánh của rễ cây như những sinh vật cộng sinh khác. Cơ chế này mang lại lợi ích cho cả hai. Khi này, nấm Trichoderma sẽ tiết rất nhiều chất kích thích vào đất để rễ cây ăn sâu vào lòng đất nhất có thể.
Từ chính điều này sẽ giúp cho rễ cây khỏe khoắn hơn, tăng khả năng hút dưỡng chất. Và khi bộ rễ của cây phát triển tốt thì cây trồng sẽ được cung cấp đủ năng lượng để sinh trưởng và phát triển vượt trội.
Không dừng lại ở đó, nấm đối kháng Trichoderma còn giúp cây trồng tăng khả năng phòng vệ. Giống như một bộ “chiến bào” bảo vệ bộ rễ cây tránh khỏi sự xâm nhập của các loại nấm bệnh.
Chế phẩm Trichoderma giúp phân hủy chất xơ cực mạnh
Sự hoạt động của nấm đối kháng Trichoderma còn giúp tăng tốc quá trình phân hủy các chất xơ, chẳng hạn lá cây, rơm rạ,… một cách nhanh chóng để biến chúng thành chất dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng.
Đây chính là lý do người ta luôn trộn loại nấm này với phân hữu cơ. Sự kết hợp này sẽ thúc đẩy phân bón hữu cơ nhanh hoai mục, phân hủy hơn. Về cơ bản có thể thấy rằng, nấm Trichoderma mang đến rất nhiều lợi ích cho cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường và giúp nhà nông tiết kiệm chi phí đáng kể.
Việc sử dụng Trichoderma cho cây trồng có rất nhiều cách, bà con có thể bón trực tiếp hoặc trộn cùng các loại phân khác. Tuy nhiên, với từng loại cây trồng bà con cần dùng đúng liều lượng chế phẩm Trichoderma, vừa để tránh lãng phí, vừa không khiến cây bị “ngộ độc”.
Các phương pháp sử dụng chế phẩm Trichoderma hiệu quả
Hiện nay, nhiều nơi đã quen với việc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma với rất nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể, có 3 phương pháp chính thường được 3 con sử dụng và mang lại hiệu quả cao, bao gồm:
Bón trực tiếp
Bà con thường dùng nấm đối kháng Trichoderma để bón trực tiếp cho cây trồng hoặc vào đất, rất đơn giản và nhanh chóng. Phương pháp này được nhiều gia đình áp dụng vì thuận tiện và không cần chờ thời gian ủ.
Chẳng hạn, nếu muốn ươm cây con, bà con thường sẽ dùng Trichoderma trộn đều với giá thể ươm cây trước khi cho vào bầu ươm. Nhờ công dụng bảo vệ bộ rễ cây vượt trội của loại chế phẩm này mà bầu ươm sẽ phát triển vô cùng khỏe mạnh.
Đối với cây rau màu hoặc cây ăn quả, nấm Trichoderma sẽ được trộn với phân hữu cơ để bón lót từ 1-2 lần mỗi vụ với cây ngắn ngày và từ 1-2 lần/năm với câu lâu năm. Nhưng nếu thời tiết thuận lợi, bà con có thể chỉ cần bón 1 lần.
Còn nếu mưa kéo dài hoặc nắng gay gắt liên tục, bà con cần bón bổ sung lần 2 để bù vào lượng nấm đã chết. Có như thế thì cây mới luôn khỏe mạnh.
Dùng nấm Trichoderma để tưới gốc
Đây cũng là phương pháp rất đơn giản, hiệu quả nhanh mà cũng không tốn thời gian. Theo đó, bà con chỉ cần hòa tan lượng chế phẩm với mức nước theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì và tưới trực tiếp vào từng gốc cây.
Ủ nấm Trichoderma với các loại phân khác
Như đã đề cập, nấm Trichoderma có khả năng phân hủy nhanh chất xơ nên bà con có thể sử dụng chế phẩm này trong việc ủ phân chuồng, bã thực vật. Thời gian ủ chỉ khoảng 25 đến 30 ngày là phân hoai mục hoàn toàn, bà con có thể dùng để bón cho cây, rất tiện lợi.
3 phương pháp dùng nấm Trichoderma ở trên có thể áp dụng cho tất cả các loại cây trồng nhưng với mỗi loại lại cần tuân thủ đúng liều lượng. Cụ thể như thế nào thì mời bà con xem phần hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!
Cách sử dụng chế phẩm Trichoderma chuẩn nhất cho mọi loại cây trồng
Dùng nấm Trichoderma cho cây rau màu, cây công nghiệp
Đây là 2 loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, chúng lại hay gặp tình trạng vàng lá, thối rễ gây tình trạng cây chết hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Việc dùng nấm Trichoderma sẽ giúp bà con giải quyết dứt điểm vấn đề đáng lo ngại này.
Dùng chế phẩm Trichoderma cho cây rau màu, cây công nghiệp bà con có thể dùng cả 3 phương pháp trên. Nhưng với cây rau màu thì nên ưu tiên phương pháp bón trực tiếp vì vòng đời cây khá ngắn, nếu ủ thì sẽ rất mất thời gian. Nên nông dân thường sẽ tận dụng thời gian bón lót, trộn phân lót với chế phẩm và bón cùng.
Liều lượng dùng Trichoderma cho rau là 1kg dùng cho 1000m2 nếu trộn đất và giá thể trồng. Nếu tưới hoặc phun lên cây thì bà con pha 100gr nấm với 10 lít nước là được.
Tuy nhiên, với cây công nghiệp, phương pháp ủ phân chuồng, bã thực vật hoai mục với Trichoderma lại được ưa chuộng hơn. Bởi cây có vòng đời dài nên trong quá trình chăm sóc, bà con cần định kỳ cung cấp các chất dinh dưỡng.
Thêm vào đó, việc kiểm soát bệnh hại cũng cần được thực hiện liên tục. Cho nên việc dùng nấm Trichoderma ủ cùng phân chuồng, xác bã thực vật vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hơn, hiệu quả hơn vừa có thể thực hiện định kỳ 6 tháng/lần.
Dùng nấm Trichoderma cho hoa hồng
Chế phẩm sinh học Trichoderma có dạng bột, bà con có thể trộn cùng với giá thể trồng khi thay đất cho cây, thay chậu, cũng có thể dải trực tiếp vào đất hoặc hòa cùng với nước để tưới vào gốc cây hoa hồng.
Trong trường hợp bà con dùng nấm Trichoderma để bón trực tiếp vào gốc cây hoa hồng, tưới hay phun trực tiếp lên lá cây thì liều lượng dùng Trichoderma là 100gr nấm hòa với 10 lít nước sạch. Hoặc bạn trộn 200gr nấm Trichoderma cùng 1kg phân trùn quế rồi bón vào gốc cho cây hồng.
Cách dùng chế phẩm Trichoderma cho hoa lan
Bà con có thể hòa tan bột Trichoderma với nước để phun trực tiếp lên hoa lan. Liều lượng thích hợp là 100gr bột nấm với 10l nước sạch, sau đó tưới hoặc phun đều lên thân, lá và gốc cây.
Nếu bà con pha chung nấm Trichoderma với các loại phân bón khác như dịch chuối, đạm cá,…thì tỷ lệ pha là: 50gr nấm Trichoderma với 10l nước sạch và 60ml phân bón, sau cùng là phun xịt cho cây.
Nếu muốn hỗ trợ cây phòng ngừa bệnh hại và phát triển tốt hơn, bà con nên dùng Trichoderma định kỳ 1 tháng/lần.
Cách sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để ủ phân hữu cơ
Liều lượng dùng Trichoderma là 1 đến 2kg nấm đối kháng cho 1 tấn nguyên liệu. Thời gian ủ phân kéo dài từ 25 đến 30 ngày, bà con có thể phải kéo dài thời gian ủ nếu chưa thấy phân hoai mục hoàn toàn. Chỉ cần đạt độ hoai mục là có thể đem đi bón cho cây trồng.
Công thức ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma như sau:
- Trộn đều 1 lượng nấm nhất định (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) với phân chuồng, super lân và bã thực vật.
- Sau đó, hòa tan đạm urê với nước rồi phun vào đống ủ cho ướt đều. Bà con nắm chặt hỗn hợp trộn thấy rịn nước là được.
- Bà con không nên để hỗn hợp quá khô hoặc quá ướt, tiếp theo trộn đều tay rồi ủ bạt. 4 đến 5 ngày sau, tiếp tục trộn đều và kiểm tra độ ẩm.
- Nếu thấy hỗn hợp khô quá cần phun bổ sung nước để tạo ẩm. Từ 25 đến 30 ngày sau, tiếp tục trộn đều và kiểm tra độ ẩm. Độ ẩm phải đảm bảo từ 50% đến 55% (tức là vắt ra có rịn nước).
Nếu thấy phân đã hoai mục hoàn toàn thì có thể mang ra dùng ngay. Còn nếu chưa, bà con cần tiến hành ủ tiếp đến 30 ngày sau.
Có một lưu ý nhỏ là: Nấm Trichoderma là vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng nên nếu có lỡ trộn hay hòa quá tay bột nấm với nước tưới cây thì bà con cũng không cần quá lo lắng. Điều này hoàn toàn không gây hại cây trồng. Tuy nhiên, bà con tuyệt đối không dùng chung chế phẩm này cùng vôi bột.
Trên đây là chi tiết cách sử dụng chế phẩm Trichoderma đúng chuẩn cho từng loại cây trồng. Chắc rằng sau những chia sẻ của Sinh Học Việt Nam, bà con đã yên tâm hơn khi áp dụng nấm đối kháng cho quá trình canh tác nông nghiệp của mình.
Bà con cần biết chế phẩm trichoderma cho lan, hoa hồng và các loại cây khác là sản phẩm độc quyền của công ty TNHH sinh học Đức Bình. Hiệu quả và công dụng đã được nhắc tới ở phần trên. Bất cứ ai cần mua chế phẩm trichoderma có thể liên hệ đặt mua trực tiếp theo SĐT/Zalo: 0915.79.80.85. Đây là địa chỉ bán chế phẩm sinh học uy tín và đã được nhiều người tin dùng.
Tên sản phẩm | Giá bán | Quy cách | Link mua sản phẩm |
Trichoderma Bacillus Đức Bình | 20k/gói 200gr 75k/gói 1kg | 200gr, 1kg | Liên hệ |
Trichoderma Tưới gốc Đức Bình | 25k/gói 200gr | 200gr, 1 thùng 60 gói | Liên hệ |
Chế phẩm Emzeo | 30k/gói 200gr | 200gr, 1 thùng 60 gói | Liên hệ |
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ hiệu quả, đơn giản nhất
⫸ Xem thêm: Nấm trichoderma mua ở đâu uy tín chất lượng?
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …