So sánh phân hóa học và phân hữu cơ, nên ưu tiên dùng phân nào?

Bà con cũng có thể sử dụng kết hợp cả phân bón hữu cơ và phân bón hóa học khi canh tác

Phân bón gồm phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ. Cả 2 đều chứa các thành phần dưỡng chất giúp cây phát triển nhanh mạnh, chống chọi tốt với sâu bệnh hại. Tuy nhiên, hiện nay luôn có lời kêu gọi bà con nên giảm dùng phân bón hóa học mà ưu tiên dùng phân bón hữu cơ. Vậy phân hóa học là gì, phân hữu cơ là gì? Bài viết ” So sánh phân hóa học và phân hữu cơ” này so sánh ưu, nhược điểm từng loại để bà con biết nên chọn loại nào?

So sánh phân hóa học và phân hữu cơ, nên ưu tiên dùng phân nào?
So sánh phân hóa học và phân hữu cơ, nên ưu tiên dùng phân nào?

Khái niệm và điểm giống nhau của phân hóa học và phân hữu cơ là gì?

Phân bón nói chung được chia thành 2 loại là phân bón hóa học và phân bón hữu cơ. Khái niệm cụ thể từng loại phân như sau:

  • Phân bón hữu cơ: Là loại phân bón dưới dạng hợp chất hữu cơ. Những dưỡng chất hữu cơ này đã phân hủy ở dạng dễ hòa tan. Nhờ đó, cây trồng rất dễ hấp thu.
  • Phân bón hóa học: Hay còn gọi là phân bón vô cơ, có chứa chủ yếu là những thành phần vô cơ, được nghiên cứu sau những thí nghiệm, phản ứng hóa học và sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Phân bón gồm có phân bón hữu cơ và phân bón hóa học
Phân bón gồm có phân bón hữu cơ và phân bón hóa học

Đặc điểm chung của cả phân bón hóa học và phân bón hữu cơ đó là:

  • Cả 2 loại phân bón kể trên đều có chứa các loại dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
  • 2 loại phân này đều giúp tăng cường sức “đề kháng” chống chọi bệnh tật, tăng chất lượng cây trồng để đạt năng suất cao, sản lượng thu hoạch được nâng cao;
  • Cả 2 loại phân hóa học và hữu cơ đều có thể được dùng cho quá trình bón lót, bón thúc hoặc phun trực tiếp vào lá cây để cung cấp dưỡng chất cho từng thời kỳ phát triển của cây trồng.
Phân bón hữu cơ và phân bón hóa học đều là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
Phân bón hữu cơ và phân bón hóa học đều là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

Và đó là khái niệm và điểm giống nhau của 2 loại phân bón hóa học và phân bón hữu cơ. Nội dung tiếp theo của bài viết Sinh Học Việt Nam sẽ so sánh phân bón hóa học và phân hữu cơ trên nhiều tiêu chí để bà con nông dân đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong việc dùng phân bón cho quá trình canh tác nông nghiệp của mình.

So sánh phân bón hóa học và phân hữu cơ trên nhiều tiêu chí

Tiêu chí so sánhPhân bón hóa họcPhân hữu cơ
Nguồn gốcCó nguồn gốc từ những chất hóa học thực tế phản ứng với nhau, đa số trải qua quá trình sản xuất theo quy mô công nghiệp. Trải qua quá trình chế biến, phân bón hóa học đã được thay đổi cấu tạo ở dạng cây trồng dễ dàng hấp thu nhấtCó nguồn gốc từ những chất hữu cơ thiên nhiên được tìm thấy ngay tại địa phương như: rác thải hữu cơ, phân thải của vật nuôi, các vi sinh vật có lợi có sẵn trong tự nhiên. Phân bón hữu cơ cần có thời gian phân hủy hoai mục hoặc sang dạng dễ tan thì cây trồng mới hấp thu được dễ dàng.
Thành phầnGồm có các thành phần chính là: các muối vô cơ tổng hợp từ những nguyên tố: Mg, Ca, N, P, K,… và muối vô cơ tự nhiênCó chứa các nguyên tố cần thiết cho cây như: Mg, Ca, N, P, K,…dưới dạng hợp chất hữu cơ như: đường mía, Humic, Fulvic, acid amin,….(N, H, C, O hữu cơ)
Phân loại– Theo thành phần:

+ Phân đơn: Là loại phân hóa học chỉ chứa 1 loại nguyên tố cần thiết cho cây. Chẳng hạn: Phân Urê chứa nguyên tố N, phân KCl chứa nguyên tố K, phân lân chứa nguyên tố P,…

+ Phân phức hợp: Chứa nhiều nguyên tố đa lượng như NPK, SA, DAP,…

– Theo nhu cầu:

+ Đa lượng: Bao gồm các chất mà cây trồng cần nhiều.

+ Trung lượng: Gồm các chất mà cây trồng cần khá nhiều.

+ Vi lượng: Gồm các chất cây cần rất ít

– Theo nguồn gốc gồm có: phân xanh, phân chuồng, phân rác,…

– Theo thành phần: Phân hữu cơ, phân vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh,…

Tác động của phân đến cây trồng– Vì đã trải qua quá trình chế biến nên cây trồng có thể hấp thụ dưỡng chất ngay khi bón đồng thời cho hiệu quả tức thời.

– Ngay sau khi bón bà con sẽ thấy biểu hiện ngay trên cây trồng. Tuy nhiên, các dưỡng chất này cũng rất nhanh bị tan trong nước, bị rửa trôi nhanh dẫn đến phân bị mất tác dụng nhanh.

– Nếu bà con không biết điều chỉnh liều lượng, cho cây dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cây bị ngộ độc, ngược lại khiến cây bị nhiều bệnh hơn.

– Bà con có thể dùng phân để bón lót, bón thúc và bón qua lá.

– Cây sẽ hấp thụ dần dần trong quá trình phân hủy của chất hữu cơ. Hiệu quả tuy chậm nhưng lại bền vững, lâu dài.

– Bà con bón cho cây trồng càng nhiều phân hữu cơ thì càng có lợi. Đất tơi xốp và màu mỡ hơn, cây trồng không bị ngộ độc do hấp thu dần dần dưỡng chất.

– Bà con chủ yếu sử dụng để bón vào gốc, rất ít loại phân bón hữu cơ có thể bón qua lá.

Tác động của phân đến môi trường– Khiến độ pH trong đất bị giảm, môi trường đất bị thay đổi. Thêm vào đó, độ pH thấp cũng khiến mật độ vi sinh vật có lợi trong đất bị giảm.

– Đất trồng sẽ bị chua, bị bạc màu nếu bà con liên tục dùng phân hóa học và dùng lâu dài.

– Nếu phân này tan trong nước và ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc ngấm ra các nguồn nước chảy sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến các loài động, thực vật và nhất là con người.

– Phân bón hóa học cũng gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính do quá trình sản xuất phát sinh nhiều khí thải.

Phân hữu cơ giúp cân bằng độ pH cho đất trồng. Nhờ vậy, các vi sinh vật có lợi trong đất có điều kiện để nhân lên số lượng và không ngừng phát triển.

– Phân bón hữu cơ cung cấp mùn, giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất trồng.

– Phân bón hữu cơ nếu được xử lý trước khi bón thì hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường.

– Phân bón hữu cơ được tận dụng từ các loại rác thải hữu cơ không những làm môi trường đất trở nên tốt hơn mà còn giúp giảm đáng kể lượng rác thải phải xử lý.

Ưu điểm– Phân bón hóa học bà con dễ dàng bảo quản và sử dụng dễ dàng.

– Bà con có thể sử dụng để bón cây ngay sau khi mua mà không cần chờ thời gian xử lý.

– Cây trồng hấp thu dưỡng chất có trong phân nhanh, hiệu quả thấy ngay lập tức.

– Cây dễ sử dụng, bà con có thể dùng bón thúc, bón lót và phun trực tiếp lên lá đều được.

– Phân bón hóa học có giá bán vừa túi tiền của bà con nông dân.

– Dùng phân bón hữu cơ cho hiệu quả lâu dài, bền vững, cây trồng không bị ngộ độc dù bà con bón nhiều.

– Không gây ra những tác động xấu đến môi trường đồng thời giúp giảm tình trạng rác thải tự nhiên, rác thải sinh hoạt.

– Bà con có thể tự làm phân bón hữu cơ ngay tại nhà. Cách thức rất đơn giản mà không cần sử dụng đến các loại máy móc hay quy mô sản xuất công nghiệp.

– Bà con có thể tận dụng ngay những phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rơm rạ để tạo phân hữu cơ, tăng hiệu quả dùng phân.

– Phân bón hóa học bảo đảm an toàn thực phẩm hơn, nông sản không tồn dư chất hóa học, người dùng an tâm hơn khi sử dụng.

– Nông sản sạch sẽ có thị trường mở rộng, xuất khẩu cũng thuận lợi hơn.

– Bà con nếu tự làm phân bón hữu cơ sẽ rất tiết kiệm chi phí canh tác.

Nhược điểm– Bà con không thể tự làm phân bón hóa học tại nhà. Nên nếu sử dụng nhiều thì cũng rất tốn kém chi phí.

– Nếu tồn dư phân hóa học quá nhiều sẽ gây tình trạng ô nhiễm đất, nước và không khí.

– Gây ra tình trạng thoái hóa, xói mòn và bạc màu đất trồng nhanh.

– Nông sản nếu có tồn dư các chất hóa học sẽ rất khó tiêu thụ, chưa kể khả năng xuất khẩu được là rất khó.

– Nếu sử dụng nông sản có trữ lượng chất hóa học cao trong thời gian dài sẽ khiến cho người dùng nhiều bị ngộ độc.

– Phân hóa học tiêu diệt phần lớn các vi sinh vật có lợi trong đất khiến mất cân bằng sinh thái trong môi trường đất.

– Phân bón hữu cơ bà con sẽ phải tốn công sức và thời gian để xử lý. Chẳng hạn quá trình ủ phân, pha trộn hay khử mùi hôi,…đều cần có thời gian và bà con phải căn chính xác thời gian để thu sản phẩm.

– Nếu không tuân thủ quy trình xử lý chế phẩm ngược lại còn khiến cây trồng nhiễm các bệnh hại.

 

 

Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn cho đất, cây trồng và con người
Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn cho đất, cây trồng và con người

Từ phần so sánh phân bón hóa học và phân hữu cơ ở trên, vậy bà con nên ưu tiên dùng loại phân nào?

100,000 
New

Chế phẩm Sinh học

Vi sinh hồ cá Emzeo cá cảnh

50,000 
Bán chạy
Hot
25,000 

Phân bón hóa học hay phân hữu cơ tốt hơn cho đất và cây trồng?

Sau phần so sánh chi tiết về phân hóa học và phân bón hữu cơ ở trên, bà con có thể thấy cả 2 loại phân đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau không ai có thể phủ nhận được. Bà con có thể căn cứ vào mục đích của mình để chọn loại phân cho phù hợp cho quá trình canh tác.

Chẳng hạn như:

  • Bà con muốn cây trồng nhanh lớn, nhanh được thu trái để bán ra ngoài thị trường bất cần quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng, yếu tố môi trường thì chọn phân bón hóa học.
Bà con muốn nhanh thu hoạch cây trái bán ra môi trường không cần quan tâm đến an toàn của người dùng thì dùng phân vô cơ
Bà con muốn nhanh thu hoạch cây trái bán ra môi trường không cần quan tâm đến an toàn của người dùng thì dùng phân vô cơ
  • Nếu bà con muốn cải tạo đất trồng, hiệu quả lâu dài, chung tay bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng thì nên chọn phân bón hữu cơ là tốt nhất.
  • Bà con cũng có thể sử dụng kết hợp cả phân bón hữu cơ và phân bón hóa học. Phân hóa học giúp cung cấp ngay những dưỡng chất mà cây trồng đang thiếu. Phân bón hữu cơ thì cung cấp thức ăn cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển, giúp đất màu mỡ lâu dài, cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.
Bà con cũng có thể sử dụng kết hợp cả phân bón hữu cơ và phân bón hóa học khi canh tác
Bà con cũng có thể sử dụng kết hợp cả phân bón hữu cơ và phân bón hóa học khi canh tác
  • Bà con nếu trồng cây, rau, củ, quả tại vườn nhà theo mô hình tự cung tự cấp thì nên chọn dùng phân bón hữu cơ.

Trên đây Sinh Học Việt Nam đã chia sẻ đến bà con phần so sánh phân hữu cơ và phân bón hóa học. Mong rằng sau những thông tin có trong bài viết này, bà con sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn cho nhu cầu dùng phân bón canh tác nông nghiệp của mình.

⫸ Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ hiệu quả đơn giản nhất!