Hướng dẫn cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Ảnh 1: Mỗi chú mèo trưởng thành thường đi vệ sinh từ 4 đến 5 lần / ngày

Dạy mèo đi vệ sinh đúng nơi quy định chưa bao giờ dễ dàng. Bởi đây là công việc đòi hỏi tính kiên trì, phải áp dụng đúng phương pháp. Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ nhìn chung không phải quá khó nhưng bạn phải thực hiện đi thực hiện lại các thao tác hướng dẫn mỗi ngày. Nếu vẫn chưa biết cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ, bạn hãy tham khảo bài viết Sinh học Việt Nam hướng dẫn sau đây nhé!

Thói quen và dấu hiệu khi mèo muốn đi vệ sinh

Trước khi tìm hiểu và áp dụng cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ, bạn cần nắm rõ thói quen và dấu hiệu khi mèo muốn đi vệ sinh.

Thói quen

Thói quen đi vệ sinh của mèo thường thay đổi tùy thuộc theo độ tuổi, chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe. Mèo con trong tuần đầu kể từ khi sinh sẽ không đi vệ sinh. Sau đó, tần suất đi vệ sinh bắt đầu tăng dần lên 1 đến 3 lần / ngày.

Ảnh 1: Mỗi chú mèo trưởng thành thường đi vệ sinh từ 4 đến 5 lần / ngày
Ảnh 1: Mỗi chú mèo trưởng thành thường đi vệ sinh từ 4 đến 5 lần / ngày

Đến khi những chú mèo được 6 tháng tuổi, mỗi chú mèo có thể đi vệ sinh từ 6 đến 10 lần. Mặc dù tần suất tăng lên nhưng lượng phân và nước giải mỗi lần đi lại rất ít.

Mèo bước vào giai đoạn trưởng thành có xu hướng hấp thụ ít chất lỏng hơn. Nhờ đó tần suất đi vệ sinh cũng dần ổn định (4 đến 5 lần / ngày).

Dấu hiệu

Loài mèo nói chung khi muốn đi vệ sinh thường xuất hiện biểu hiện hết sức đặc trưng. Chẳng hạn như chúng bắt đầu ngửi, cúi khom người, chạy đến ngóc ngách, tìm đến các chỗ kín,.. Thậm chí, có những chú mèo còn bắt đầu kêu gào.

Đến lúc buồn đi vệ sinh, mèo gần như không còn quan tâm đến bất kỳ điều gì. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên bắt đầu áp dụng cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ.

Dụng cụ cần chuẩn bị khi dạy mèo đi vệ sinh

Trước khi bắt đầu áp dụng cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ, bạn cần chuẩn bị một vài dụng cụ cần thiết. Bao gồm mới khay vệ sinh, cát vệ sinh, xẻng xúc phân, khăn lau và đồ chơi hoặc đồ ăn thưởng cho mèo.

Khay vệ sinh

Nếu nuôi nhiều trong chung cư, bạn nên mua khoảng một khay vệ sinh cho mèo. Trường hợp nuôi ở nhà tầng thì mỗi tuần bạn hãy chuẩn bị ít nhất một khay đặt ở vị trí mèo hay lui tới.

Ảnh 2: Khay vệ sinh cho mèo
Ảnh 2: Khay vệ sinh cho mèo

Mèo chỉ đi vệ sinh tại những người kín đáo. Vì thế trong quá trình đặt khay, bạn cần chú ý quan sát thói quen di chuyển của chúng. Kích thước khay không cần quá lớn nhưng phải đủ rộng để chú mèo có thể nằm thoải mái trong đó.

Cát vệ sinh

Ảnh 3: Lựa chọn sản phẩm cát vệ sinh phù hợp
Ảnh 3: Lựa chọn sản phẩm cát vệ sinh phù hợp

Bên cạnh hay vệ sinh thì cát chuyên dụng dành cho mèo chắc chắn là một phần không thể thiếu trong quá trình bạn áp dụng cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cát nhưng được tin dùng biết vẫn là 3 loại cát sau đây.

  • Sản phẩm cát đất sét: Loại cát vệ sinh phổ thông nhất dành cho mèo với giá cả và mùi hương hết sức phong phú.
  • Sản phẩm cát thủy tinh: Loại cát cao cấp với tính năng khử mùi, hấp thụ chất thải tương đối tốt. Vì giá thành còn hơi cao nên cát thủy tinh chưa thực sự phổ biến bằng cát đất sét.
  • Sản phẩm cát hữu cơ: Một dòng Sản phẩm còn khá mới trên thị trường với nguyên liệu chính là từ bột đậu nành. Chính vì thế, mèo thậm chí có thể ăn cát mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Đối với những chú mèo mới học đi vệ sinh trong khay cát, bạn nên ưu tiên chọn loại cát không mùi. Bởi một số chú mèo thường bị dị ứng với mùi của cát. Khi đã quen dần, bạn mới nên bắt đầu sử dụng loại cát có mùi.

Xẻng xúc, khăn

Xẻng xúc và khăn lau là hai vật dụng quan trọng cần sử dụng hàng ngày. Theo đó nếu mèo đi vệ sinh xong, bạn cần dùng xẻng để xúc phân khỏi khay cát. Bạn không nên để quá nhiều phân trong khay. Vì mèo vốn ưa sạch sẽ nên nếu thấy chỗ vệ sinh bốc mùi, chúng sẽ thay đổi vị trí.

Ngoài ra, bạn cũng nên trải khăn xuống phía dưới khay cát phòng trường hợp mèo đi vệ sinh ra sàn. Khi đó, bạn không phải tốn thời gian lau sàn mà chỉ cần giặt khăn mà thôi.

Đồ chơi hoặc đồ ăn

Nếu nhận thấy chú mèo đã biết cách đi vệ sinh đúng chỗ, bạn hãy tìm cách tán dương và khuyến khích chúng bằng đồ chơi hoặc đồ ăn. Đây chính là cách đơn giản giúp bạn duy trì thói quen tốt của chú mèo đang nuôi.

Ảnh 4: Bạn hãy thưởng đồ chơi hoặc đồ ăn sau mỗi lần mèo đi vệ sinh đúng chỗ
Ảnh 4: Bạn hãy thưởng đồ chơi hoặc đồ ăn sau mỗi lần mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Đồ ăn mỗi lần thưởng cho mèo không cần quá nhiều. Bạn nên ưu tiên chọn mua thức ăn chuyên dụng dành cho mèo. Nhớ mua đồ chơi thì bạn cũng nên chọn loại đồ chơi phù hợp với độ tuổi của từng chú mèo.

Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Thường thì sẽ có 2 cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ. Đó là dạy mèo đi vệ sinh vào khay cát và dạy đi vệ sinh vào toilet. Đối với những chú mèo mới học đi vệ sinh thì bạn nên bắt đầu hướng dẫn đi vào khay cát trước. Sau đó mới nâng cấp lên đi vào toilet.

Dạy mèo đi vệ sinh vào khay cát

Đi vệ sinh vào khay cát là kỹ năng cơ bản mà mỗi chú mèo cần được dạy dỗ từ nhỏ. Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ vào khay cát không đến nỗi quá khó thực hiện. Điều quan trọng nhất bạn phải nắm bắt thói quen của chú mèo và kiên trì thực hiện.

Bước 1: Theo dõi thói quen đi vệ sinh của mèo

Trong bước đầu tiên này, bạn cần chú ý theo dõi thói quen đi vệ sinh của chú mèo đang nuôi. Mỗi ngày bạn cần để ý xem mèo thường đi nặng và đi nhẹ vào khoảng thời gian nào.

Ảnh 5: Bạn hãy chú ý theo dõi thói quen đi vệ sinh của chú mèo
Ảnh 5: Bạn hãy chú ý theo dõi thói quen đi vệ sinh của chú mèo

Mèo khi buồn đi vệ sinh luôn có dấu hiệu đặc trưng chạy tìm nơi kín đáo, kêu gào. Khi quan sát thấy những dấu hiệu này, bạn hãy bắt đầu dạy chúng đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Bước 2: Đặt khay cát tại vị trí phù hợp

Mèo thường có xu hướng đi vệ sinh tại nơi kín đáo. Muốn dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ hiệu quả, bạn phải chú ý đặt khay cát ở vị trí phù hợp. Theo đó, vị trí đặt khay có thể là phía sau tủ, gầm cầu thang, trong nhà vệ sinh,.. Lưu ý nơi đặt khay phải đảm bảo yếu tố yên tĩnh, tạo cho chú mèo cảm yên tâm, không bị làm phiền.

Ảnh 6: Đặt khay cát tại vị trí phù hợp
Ảnh 6: Đặt khay cát tại vị trí phù hợp

Mèo không có thói quen đi vệ sinh tại nơi chúng ăn uống. Vậy nên trong quá trình đặt khay, bạn hãy chú ý tránh vị trí này.

Bước 3: Cho mèo làm quen với khay cát

Khi đã đặt tay vệ sinh ở vị trí phù hợp thì việc tiếp theo bạn cần làm là cho chú mèo nào quay đi với chiếc khay này. Không phải là mèo sinh tại nhà mà là mèo mua bên ngoài, bạn nên đặt mèo vào khay cát ngay khi mới đón về.

Ảnh 7: Giúp mèo làm quen với khay cát
Ảnh 7: Giúp mèo làm quen với khay cát

Bạn hãy để chúng chơi trong khay cát một vài phút để làm quen với mùi cát. Sau khi mèo ăn xong hạt mới ngủ dậy, bạn cũng nên đặt chúng vào khay cát. Đặc biệt, nếu nhận thấy mèo có dấu hiệu sắp đi vệ sinh, bạn hãy đặt chúng vào trong khay cát ngay lập tức.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý hướng dẫn chúng động tác đào bới, phân và nước tiểu trong cát. Mỗi ngày, bạn phải kiên trì thực hiện giúp mèo làm quen dần với khay cát.

Bước 4: Khen ngợi khuyến khích

Hoạt động khen ngợi khuyến khích không thể bỏ qua. Sau mỗi lần mèo đi vệ sinh đúng chỗ, bạn nên vuốt ve, thưởng ở cho chúng đồ chơi hoặc đồ ăn như một phần khích lệ. Mèo vốn rất thông minh, chúng sẽ hiểu rằng mỗi khi đi vệ sinh đúng chỗ thì đều được chủ nhân khen ngợi.

Trong một vài lần đầu, chú mèo của bạn có thể chưa quen dần. Lúc này, bạn cần kiên trì luyện tập cho mèo, nên cố tìm cách đánh đập hoặc chửi mắng chúng.

Dạy mèo đi vệ sinh vào toilet

Nếu như mèo đã thuần thục cách đi vệ sinh trong khay cát, bạn có thể nâng cấp độ lên bằng cách dạy chúng đi vào toilet.

Ảnh 8: Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ trong toilet
Ảnh 8: Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ trong toilet

Bước 1: Đặt khay cát vào toilet

Trước tiên bạn hãy tìm cách đặt khay cát vào toilet, bạn có thể đặt tại vị trí gần chân bồn cầu giúp mèo nào quen dần với khay vệ sinh. Trường hợp chú mèo của bạn chưa quen, bạn nên đặt khay cát ở phía ngoài nhà vệ sinh sau đó di chuyển dần dần vào trong.

Bước 2: Huấn luyện mèo nhảy lên toilet 

Ở bước này, bạn bắt đầu lâu chiều cao của khay cát lên cho đến khi chiều cao của khai thác bằng với trò của toilet. Đây chính là bước bạn huấn luyện cho chú mèo nhảy lên toilet.

Trường hợp mèo chưa quen nhảy cao, bạn có thể kê thêm ghế nhựa giúp mèo dễ dàng leo lên toilet đi vệ sinh.

Bước 3: Dạy mèo đi vệ sinh vào toilet

Để bắt đầu huấn luyện mèo đi vệ sinh vào toilet, bạn hãy đặt hai cap vào bệ ngồi của toilet. Bề mặt bồn cầu tương đối trơn nên bạn cần sử dụng thêm băng dính cố định tạm thời khay cát vào toilet

Bước 4: Thay khay cát bằng dụng cụ huấn luyện

Trong bước này, bạn phải tìm cách thay thế khay cát bằng dụng cụ huấn luyện mèo đi vệ sinh trong bồn cầu. Sau khoảng vài ngày, nếu mèo đã bắt đầu quen dần thì bạn có thể đục một lỗ nhỏ (với đường kính 5cm). Nhằm giúp mèo cào phân xuống toilet.

Bước 5: Tháo giá đỡ toilet

Trường hợp chú mèo của bạn đã thành thạo kể từ lúc muốn trở đi, bạn có thể tháo toàn bộ dụng cụ ra khỏi toilet. Một khi quen dần, mèo sẽ tự động nhảy lên toilet mỗi khi buồn đi vệ sinh.

Kết luận

Bài viết trên đây vừa hướng dẫn chi tiết bằng cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ. Quá trình dạy dỗ này đòi hỏi bạn phải kiên trì, thực hiện sớm ngay từ lúc mèo bắt đầu biết nhận thức. Trước khi bắt tay vào huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Mong rằng hướng dẫn trên đây sẽ phần nào giúp ích bạn!

⫸ Xem thêm: Mua cát vệ sinh cho mèo Hà Nội đảm bảo chất lượng?

⫸ Xem thêm: Cát vệ sinh cho mèo sản phẩm đảm bảo vệ sinh không gian sống

⫸ Xem thêm: Tự làm cát vệ sinh cho mèo cực đơn giản ngay tại nhà!