Khi đề cập đến đất trung tính, đất chua, đất kiềm mọi người thường nghĩ ngay đến chỉ số pH. Căn cứ vào độ pH, chúng ta có thể nhận biết rõ nhất về tính chất của đất. Đối với nhà nông việc nhận định được nồng độ pH có trong đất vô cùng quan trọng. Chúng quyết định đến khả năng canh tác và đối tượng trồng trọt. Hiện nay, xu hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt giúp cho kinh tế nông nghiệp ngành càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đất nhờ vậy được bảo vệ và cải thiện trong suốt quá trình bà con canh tác và sử dụng. Để hiểu rõ hơn nữa về đất trung tính, đất chua và đất kiềm, bà con hãy cùng Sinh Học Việt Nam khai thác bài viết ngay sau đây.
Đất nào là đất trung tính?
Đất trung tính còn được hiểu là loại đất Acid trung bình, giá trị pH của chúng dao động trong khoảng 6.5 – 7.5. Đất là đối tượng sinh trưởng và phát triển của hầu hết các dòng cây trồng thông thường. Với đất canh tác nông nghiệp, đất trung tính là chất liệu được khai thác triệt để trong quá trình canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.
Dinh dưỡng có trong đất trung tính luôn được duy trì ở mức độ phù hợp để cây dễ dàng trong việc hấp thu, sinh trưởng. Quá trình trao đổi dinh dưỡng của bộ rễ cây trong đất luôn được thuận lợi để cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Để giữ được đặc tính này, bà con cần kết hợp biện pháp bảo vệ và cải tạo đất định kỳ để dinh dưỡng trong đất luôn được bảo tồn. Mặc khác, cấu trúc của đất cũng được giữ nguyên vẹn, không bị thoái hóa và bạc màu. Những dòng chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học cải tạo đất hiện nay được coi là giải pháp hoàn hảo nhất dành cho bà con nông dân.
Mặc khác, vi sinh vật có lợi phát triển rất tốt ở môi trường đất trung tính. Nhờ vào hoạt động tích cực của vi sinh vật có lợi này mà môi trường đất được củng cố thêm đạm, lượng lân và hữu cơ được phân giải nhiều hơn giúp cho đất thêm màu mỡ, sự sinh sôi, nảy nở của vi sinh vật có hại cũng được hại hạn chế tối đa.
Nhìn chung, với đất trung tính bà con nông dân không cần tác động thêm quá nhiều khi canh tác, trồng trọt. Điểm cốt lõi, bà con cần duy trì và bảo vệ được hàm lượng hữu cơ trong đất. Chúng giúp cho năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao. Đây chính là lý do vì sao nông nghiệp hữu cơ hướng tới sử dụng chế phẩm sinh học để tạo nên sự bền vững và phát triển vượt trội.
Đất trung tính là loại đất lý tưởng để canh tác, có nồng độ pH 6.5 – 7.5. Đất chua là khi hàm lượng chất kiềm trong đất quá thấp: Ca, Mg, K. Cải tạo đất chua
Đất nào là đất chua?
Bên cạnh dòng đất trung tính, bà con cần biết thêm dòng đất chua trong quá trình canh tác. Vậy đất chua là gì? Hàm lượng pH của đất chua là bao nhiêu?
Khái niệm đất chua
Dòng đất chua còn được gọi với tên là đất Acid với giá trị pH nằm trong khoảng 3.0 – 6.5. Với dòng đất rất chua hay hiểu đơn giản là đất có hàm lượng Acid cao sẽ luôn tồn tại nồng độ Mn, Al và cả ion Fe cực mạnh. Trong khi đó, những dưỡng chất khác như K, Ca, Mg, P, Bo, và cả Molipden,… với tỷ lệ rất thấp hoặc ở trạng thái khó hòa tan, luôn bị đất giữ chặt.
Nguyên nhân dẫn đến đất chua
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đất chua. Về mặt cơ bản, đất chua thường do cấu kết của đất cụ thể như:
- Dòng đất có kết cấu đất nhẹ.
- Dòng đất có nhiều cát pha
- Dòng đất dốc
Tất cả những dòng đất trên luôn ở tình trạng dễ dàng bị rửa trôi đi những ion kiềm thổ nên khiến đất chua. Đặc biệt do đặc tính thời tiết ở nước ta thường mưa nhiều vào mùa mưa bão nên luôn dư thừa nước mưa ở trên mặt đất. Từ đây những khoáng chất có tính kiềm điển hình như: Ca, Mg, K,… bị rửa trôi liên tục thấm vào tầng đất sâu hoặc có thể chảy ra ao hồ, sông suối. Theo thời gian, đất sẽ trở nên chua.
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến đất chua là do quá trình bà con khai thác và sử dụng. Việc canh tác lâu năm không kết hợp bảo vệ, cải tạo đất sẽ khiến đất bị chua. Như bà con biết rằng, cây có thể phát triển là do lấy chất dinh dưỡng có ở trong đất. Cây không ngừng hút dưỡng chất như N, P, K, Can, Mg,… ở trong đất. Nếu đất không được bổ sung và cải thiện nguồn dinh dưỡng, theo thời gian các chất kiềm sẽ bị giảm trầm trọng khiến cho đất trở nên chua.
Một nguyên nhân khá phổ biến ở nông nghiệp Việt Nam đó là việc lạm dụng phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… Đất dần dần sẽ bị chai cứng và bị chua. Mặc khác sự hiện diện của phân khoáng điển hình là SA, KCI, K2SO4 và cả Supe lân trong quá trình bóng vào đất theo thời gian cũng khiến đất trở nên chua. Đây cũng là lý do vì sao bà con thông thái sẽ hướng đến sử dụng các dòng sản phẩm sinh học như EMZEO Đức Bình,… để đất luôn bảo tồn được nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Phân hữu cơ sẽ liên tục thải ra Acid hữu cơ khi phân hủy cũng là nguyên dân làm cho đất trở nên chua. Vì Acid hữu cơ sẽ hòa tan các chất kiềm như: Can, Mg,… tăng sự rửa trôi và làm đất chua.
Ảnh hưởng của đất chua với cây trồng
- Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng bị hạn chế khiến cho năng suất và chất lượng nông sản bị ảnh hưởng. Từ đây kinh tế bị giảm sút.
- Hàm lượng ion AI trong đất chua cao sẽ khiến rễ cây bị ngộ độc. Rễ ở trạng thái bị bó và chùn không thể sinh trưởng tốt.
- Đất chua có hàm lượng chất kiềm rất ít do đó cây trồng luôn ở tình trạng thiếu hụt về các dưỡng chất Ca, Mg, K,…
- Ở tình trạng đất chua vi sinh vật có lợi gặp khó khăn khi hoạt động phân hủy chất hữu cơ. Từ đó, đất không thể tơi xốp, bị bí và nghèo dưỡng chất.
Đất nào là đất kiềm?
Tiếp theo đất trung tính, đất chua, đất kiềm cũng không nằm ngoài kiến thức nông nghiệp quan trọng với bà con. Đất kiềm là dòng đất có giá trị pH nằm trong khoảng 7.5 – 9 tức là hàm lượng các chất kiềm như Mg, Can, K,… có trong đất cao hơn mức tiêu chuẩn.
Trong đất kiềm, các nguyên tố Mn, Fe,… có tỷ lệ rất thấp dẫn đến tình trạng hòa tan bị giảm. Từ đây sự cân bằng với các chất kiềm bị phá vỡ dẫn tới cây trồng bị vàng ngay tại bộ phận tăng trưởng mới. Với đất kiềm, cây họ đậu chính là lựa chọn phù hợp để canh tác trồng trọt.
Để khắc phục đất kiềm, bà con cần bổ sung thêm những nguyên tố axit hóa điển hình như Fe, S,… Mục đích tăng khả năng hòa tan chất kiềm có trong đất, cân bằng giữa nồng độ Axit và kiềm.
Biện pháp cải tạo đất chua
Đọc đến đây bà con sẽ nhận thấy rằng đất trung tính cũng có thể trở thành đất chua nếu quá trình khai thác và sử dụng không hợp lý. Đây là lý do vì sao quá trình canh tác trên đất trung tính bà con luôn phải chú trọng việc bảo tồn dưỡng chất. Với dòng đất chua, bà con cũng có thể cải thiện nhưng cần một khoảng thời gian dài. Một số biện pháp cải tạo đất chua bà con cần biết như sau:
Bón vôi
Vôi được bà con sử dụng như một nguyên liệu giúp tăng pH có trong đất, giảm chua rất hiệu quả. Một vài loại vôi được bà con tin dùng như: bột đá vôi, vôi nung, vôi Dolomite. Căn cứ vào mức độ chua của đất mà bà con lựa chọn dòng phôi sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
Bà con cần lưu ý với đất vườn, việc sử dụng vôi Dolomite là lý tưởng nhất vì trong vôi có chứa nhiều Ca, Mg không gây nóng với cây trồng. Trung bình, lượng vôi Dolomite với số lượng 1 tấn sẽ được dùng cho 1ha đất vườn.
Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng vôi bột để cải tạo đất chua đó là:
- Chọn thời điểm phù hợp để bón vôi cho đất cụ thể là trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong.
- Với đất sét nặng thường hàm lượng chất hữu cơ rất thấp. Bởi vậy bà con không nên bón nhiều vôi với loại đất này vì có thể khiến chúng trở nên chai cứng hơn.
- Khi dùng vôi bột để cải tạo đất chua sẽ xảy ra phản ứng hóa học sản sinh CaSO4 – Một chất thạch cao sẽ khiến đất chai cứng gây bó rễ cây trồng.
- Vôi có tính sát khuẩn rất cao nên có thể khiến cho các loài vi sinh vật có hại trong đất bị tiêu diệt.
- Đa phần phân hóa học và vôi là 2 thành phần kỵ nhau. Vì vậy bà con cần tránh trộn 2 thứ này cùng lúc để bón cho đất.
- Vôi không nên trộn cùng Acid Humic vì chúng có thể tạo ra Humat Canxi khi kết hợp cùng nhau. Hoạt chất này hoàn toàn không tan trong nước, cây cũng không có khả năng hấp thụ được.
Bà con không nên làm dụng các bón vôi để cải tạo đất chua. Căn bản với nhiều nhược điểm như trên, bón vôi sẽ không mang lại hiệu quả dài lâu. Hàm lượng pH vẫn có khả năng bị giảm nếu mưa kéo dài.
Bổ sung hữu cơ cho đất chua
Nếu bạn nghĩ rằng đất trung tính là nguồn tài nguyên có thể khai thác triệt để thì thật sai lầm. Ngay cả dòng đất trung tính vẫn có thể trở thành đất chua nếu quá trình sử dụng không hợp lý. Để cải thiện đất chua, bà con nên bổ sung hữu cơ cho đất. Mục đích giúp tăng tỷ lệ chất kiềm có trong đất đã bị mất đi.
Đất được bổ sung chất hữu cơ sẽ được cải thiện về độ tơi xốp, độ màu mỡ. Đất trở nên thoáng, tăng khả năng hấp thụ nước, cải thiện rất tốt tình trạng đất chua. Chất kiềm có trong đất được giữ lại bền chặt hơn, nồng độ pH cũng không bị ảnh hưởng.
Mặc khác, khi bổ sung hữu cơ cho đất sẽ giúp số lượng vi sinh vật có lợi được tăng lên. Việc phân giải dinh dưỡng cho cây trồng về khía cạnh hấp thụ cũng tốt hơn. Cây tránh được sự xâm nhập của nấm bệnh.
Để bổ sung hữu cơ cho đất, bà con cần tăng cường sử dụng phân chuồng, phân ủ bởi rác nhà bếp hay phân xanh,… Hoặc cách đơn giản hơn bà con hãy ứng dụng các dòng sản phẩm sinh học giàu hữu cơ cho đất.
Hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học
Việc làm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật của bà con sẽ khiến cho đất trung tính bị thoái hóa dần. Các chất kiềm bị rửa trôi cộng với việc ít bón phân hữu cơ kéo dài khiến đất chua. Tuy nhiên trong nông nghiệp, các nguồn bệnh nấm, trĩ, rầy nâu, sâu bệnh,… là điều không tránh khỏi. Chắc chắn bà con sẽ thắc mắc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tiêu diệt mầm bệnh của cây thì có biện pháp nào thay thế?
Hiểu rõ nỗi lòng của bà con, Đức Bình đưa ra thị trường rất nhiều dòng sản phẩm sinh học giúp bà con diệt trừ sâu bệnh rất tốt mà không ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong đất. Cụ thể với chế phẩm sinh học Trichoderma có công dụng kháng nấm cho cây trồng. Hay nấm Trichoderma Bacillus giúp cải tạo đất, đối kháng nấm bệnh rất hiệu quả với cây trồng,… Tất cả các dòng chế phẩm sinh học của Đức Bình giúp bà con tái tạo được nguồn dưỡng chất trong đất.
Kết luận
Như đã đề cập ở trên, đất trung tính là nguồn nguyên liệu lý tưởng để ba con canh tác và trồng trọt. Tuy nhiên nếu trong thời gian dài đất không được bổ sung chất hữu cơ và cải tạo sẽ khiến đất chua. Việc cải tạo đất chua lúc này cần một khoản thời gian dài, ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của bà con. Thay vì mất bò mới lo làm chuồng, bà con hãy hướng tới các dòng chế phẩm sinh học Đức Bình để giúp nguồn dinh dưỡng trong đất luôn được bảo tồn. Mọi thông tin, bà con có thể liên hệ qua website: https://sinhhocvietnam.com.vn/
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …