Đất trồng sau một thời gian khai thác sẽ trở nên cằn cỗi, không đủ dinh dưỡng để cây trồng hấp thụ và phát triển. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất sản xuất cây trồng. Để cải thiện chất lượng đất, việc sử dụng phân bón sẽ đem lại hiệu quả cao. Vậy phân có tác dụng cải tạo đất bao gồm những loại nào?
Phân có tác dụng cải tạo đất an toàn và hiệu quả. Lựa chọn phân vi sinh trichoderma bacillus tại sinhhocvietnam.com.vn để đảm bảo hiệu quả tốt trong cải tạo đất trồng bạc màu.
Tại sao cần cải tạo đất sau thời gian dài trồng hoa màu?
Đất trồng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự xanh tốt và gia tăng năng suất cây trồng. Đất chính là yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đất trồng là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng và môi trường sống cho cây.
Khi môi trường sống trở nên “nghèo nàn” cây sẽ chậm phát triển, còi cọc và cho năng suất thu hoạch thấp. Việc trồng trọt qua nhiều năm nhưng không chăm sóc, cải tạo chính là nguyên nhân khiến cho đất mất dần đi sự phì nhiêu của mình.
Bên cạnh đó, để cây trồng có thể phát triển nhanh, cho năng suất cao những người nông dân không ngần ngại bón rất nhiều loại phân hóa học, phun thuốc trừ sâu,… Những thành phần này khi tiếp xúc lâu ngày sẽ khiến cho đất bị chua, phèn. Dần dần những mùa vụ sau, cây sẽ không thể đạt được yêu cầu về chất lượng khiến năng suất giảm mạnh.
Ngoài ra, đất khi được canh tác liên tục không ngừng nghỉ dưới tác động của môi trường sẽ tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh, nấm gây hại tồn tại. Khi trồng cây xuống những vùng đất này sẽ rất dễ khiến cây bị nhiễm nấm bệnh.
Có thể thấy, việc cải tạo đất đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của cây trồng qua các mùa vụ. Cải tạo đất bằng phân bón vi sinh chính là giải pháp hiệu quả, an toàn để đất luôn giữ được độ phì nhiêu, tơi xốp giàu dinh dưỡng.
Các phương pháp giúp cải tạo đất hiệu quả
Cải tạo đất là điều vô cùng cần thiết sau một thời gian trồng trọt. Việc cải tạo đất cần có quy trình và phương pháp cụ thể. Có khá nhiều phương pháp giúp cải tạo đất. Trong đó, phân có tác dụng cải tạo đất rất tốt.
- Để đất nghỉ ngơi sau thời gian dài canh tác: Sau khi thu hoạch xong mùa vụ, hãy xới tung đất lên. Để đất nghỉ ngơi trong khoảng 5 – 10 ngày. Thời gian này, đất sẽ được phơi nắng, bổ sung thêm oxi và nito. Bên cạnh đó, loại bỏ sâu bệnh, nấm mối nằm sâu trong đất có thể gây hại cho cây trồng ở mùa vụ sau.
- Sử dụng phân bón hữu cơ: Bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng phân bón hữu cơ. Phân bón hữu có có thể lấy từ quá trình canh tác như ủ rơm rạ, phân trâu, bò, phân trùn quế,… đã qua xử lý.
- Sử dụng phân bón vi sinh: Phân bón vi sinh là dòng sản phẩm mang lại hiệu quả cao trong cải tạo đất.
- Cải tạo đất bằng phương pháp thủy lợi: nguồn nước chảy vào đồng ruộng, đất trồng trọt sẽ bổ sung thêm một lượng lớn phù sa. Đồng thời, nước còn giúp rửa trôi phèn chua, mặn có trong đất.
- Che phủ cho đất: đất được bao phủ bởi cây xanh sẽ giúp hạn chế tình trạng bốc hơi, khô cằn và không để cỏ dại sinh trưởng. Môi trường đất ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển.
- Luân canh mùa vụ cũng là phương pháp cải tạo đất hiệu quả.
Phân bón vi sinh – phân có tác dụng cải tạo đất hiệu quả
Một trong những phương pháp cải tạo đất an toàn và đem lại hiệu quả cao chính là sử dụng phân bón vi sinh. Phân có tác dụng cải tạo đất vô cùng tốt, tăng năng suất cây trồng vượt trội cho mùa vụ sau.
Phân bón vi sinh có thể hiểu là chế phẩm sinh học được tạo nên từ những vi sinh vật có lợi cho đất trồng. Những vi sinh vật này được tuyển chọn kỹ lưỡng, bao gồm các vi sinh vật có lợi như vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật kích thích tăng trưởng,…
Sản phẩm phân bón vi sinh trong nước hiện nay khá đa dạng. Sản phẩm này được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Chúng không chỉ đảm bảo an toàn cho môi trường mà còn bảo vệ sức khỏe con người. Phân vi sinh sinh được sử dụng khá phổ biến trong cải tạo đất và bón cho cây trồng.
Vi sinh vật khi được bón vào trong đất sẽ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với môi trường này. Vi sinh vật sẽ tiến hành cải tạo, nâng cao độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất, tăng chất mùn. Đi cùng với đó, vi sinh vật còn giúp phân giải xác động vật, các chất hữu cơ có trong đất. Lượng vi sinh vật có lợi ở trong đất càng nhiều sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho đất. Từ đó đem tới cho người nông dân vụ mùa bội thu.
Ưu điểm của phân vi sinh dành cho đất
Phân có tác dụng trong cải tạo đất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người chính là phân vi sinh. Nhằm mục tiêu hướng đến một nền nông nghiệp sạch trong tương lai gần. Sử dụng phân vi sinh trong cải tạo đất và bón cho cây trồng sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực. Phân vi sinh sẽ sở hữu những ưu điểm nổi bật như:
- Sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng: Vi sinh vật khi tiếp xúc với đất sẽ trở nên vô cùng linh hoạt. Các vi sinh vật có lợi sẽ bắt đầu làm việc và giúp nâng cao dinh dưỡng trong đất hiệu quả, nhanh chóng.
- Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người: phân bón vi sinh vật hoàn toàn vô hại đối với môi trường và sức khỏe của con người. Vi sinh vật chỉ giúp cải tạo đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng xấu nào khác.
- Cải tạo đất khô cằn: phân vi sinh sẽ tăng độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất trồng. Các vi sinh vật còn thúc đẩy sự liên kết trong đất để cây trồng hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn.
- Đảm bảo sự cân bằng cho môi trường sống: phân vi sinh cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất. Vi sinh vật sẽ tạo nên mối liên kết và tăng độ màu mỡ. Đi cùng với đó là loại bỏ những loại nấm gây bệnh, sâu hại hiệu quả.
Khi nào nên sử dụng phân bón vi sinh cho đất trồng?
Phân có tác dụng cải tạo đất nên việc sử dụng rất phổ biến. Theo đó, người ta sử dụng phân vi sinh trong trồng trọt hàng năm và cải tạo khi đất bị thoái hóa nặng. Mỗi trường hợp sử dụng, lượng đất vi sinh sẽ có sự khác biệt về tỷ lệ.
Bón phân vi sinh vào mỗi mùa vụ
Bổ sung thêm đất vi sinh trước mỗi mùa vụ là điều cần thiết để cây phát triển tốt, nâng cao năng suất. Phân vi sinh sẽ được sử dụng với lượng phù hợp cho đất trồng. Tỷ lệ phân vi sinh cần sử dụng sẽ phụ thuộc vào giống cây trồng, diện tích đất trồng, giai đoạn cây trồng phát triển,…
Phân vi sinh rất giàu vi sinh vật có lợi. Khi bón phân vi sinh, đất sẽ được “cày xới” để tăng độ tơi xốp, loại bỏ nấm bệnh và nâng cao giá trị dinh dưỡng do các thành phần hữu cơ được vi sinh vật “tiêu hóa”.
Bón phân vi sinh cho mùa vụ có thể thực hiện theo 2 phương pháp chính gồm: bón trực tiếp cho cây giống hoặc trộn đều với hạt giống. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với những phương pháp trồng khác nhau.
Đối với việc trồng bằng hạt giống, bạn có thể trộn chung với phân vi sinh sau khi làm ướt hạt giống. Phân vi sinh và hạt giống sẽ dính trộn vào nhau. Khi đem đi gieo trồng, đây sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt thúc đẩy hạt giống nảy mầm.
Ngược lại với cách bón trực tiếp, thì người trồng cần trộn phân vi sinh với đất cát theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì. Sau khi trộn đều sẽ đem bón cho đất tại vị trí trồng cây.
Sử dụng phân vi sinh trong cải tạo đất trồng
Phân có tác dụng cải tạo đất rất lớn. Như đã đề cập ở trên, đất thoái hóa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đất bị thoái hóa nếu không cải tạo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng trong những vụ mùa sau. Phân bón vi sinh là dòng sản phẩm được sử dụng nhiều trong cải tạo đất. Không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn an toàn.
Trước khi gieo trồng, bạn nên xới đất và cho đất nghỉ ngơi. Tiếp tục bón lót cho phân khi gần với ngày gieo trồng. Với từng giai đoạn phát triển của cây giống thì tiếp tục bón phân bổ sung.
Sản phẩm phân vi sinh chất lượng
Sử dụng phân vi sinh trong cải tạo đất trở thành sự lựa chọn được nhiều người lựa chọn, Phân có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và dưỡng chất. Đảm bảo cho cây trồng phát triển mạnh mẽ, nhanh, năng suất cao và an toàn với môi trường.
Một trong những dòng phân vi sinh được đánh giá cao phải kể đến trichoderma bacillus. Đây là sản phẩm có chứa rất lớn lượng vi sinh vật trichoderma sp và bacillus sp. Những vi sinh vật này có tác dụng rất tốt trong việc ủ phân hữu cơ, tạo đất, hình thành đối kháng nấm bệnh,…
Bên cạnh đó, sản phẩm này còn giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển, ngăn ngừa nấm bệnh gây hại cho cây giống, cải tạo tốt đất trồng khi xuất hiện tình trạng phèn, mặn,…
Cách sử dụng phân bón vi sinh trichoderma bacillus khá đơn giản. Mọi người có thể hòa chung với nước sạch bón trực tiếp cho cây trồng hoặc trộn chung với đất, chất thải hữu cơ,… Phân bón vi sinh trichoderma bacillus có thể sử dụng cho rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân vi sinh trichoderma bacillus được đóng theo từng gói chắc chắn, dễ dàng bảo quản cũng như vận chuyển.
Cải tạo đất trồng là yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong đất. Cách thức cải tạo đất trồng bằng phân bón là phương pháp được sử dụng phổ biến. Phân có tác dụng cải tạo đất an toàn và hiệu quả. Đặc biệt là phân vi sinh. Để mua phân vi sinh trichoderma bacillus uy tín, chất lượng, hãy liên hệ với Sinh học Việt Nam để tìm mua sản phẩm chính hãng, chất lượng cao.
⫸ Xem thêm: Đất là gì? Vai trò của đất? Biện pháp bảo vệ đất ra sao?
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …