Nấm Trichoderma được mệnh danh là “khắc tinh” của mọi loại nấm gây bệnh cho cây trồng. Trên thực tế, nông dân nhiều nơi đã áp dụng và cho hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bà con chưa thực sự hiểu nấm đối kháng Trichoderma là gì? Cho nên Sinh Học Việt Nam đã giành bài viết này để chia sẻ chi tiết với bà con về: Lợi ích, cách dùng và những ứng dụng thực tế của nấm Trichoderma. Mời các bạn tham khảo!
Nấm đối kháng Trichoderma là gì? Có những loại nấm Trichoderma nào?
Nấm Trichoderma là gì?
Trichoderma thuộc 1 chi nấm của họ Hypocreaceae, có thể tìm thấy ở hầu hết các loại đất. Đây là loại nấm đối kháng có khả năng chống lại hầu hết các chủng nấm gây bệnh ở thực vật khác. Trichoderma có thể nói là khắc tinh của nhóm nấm chuyên gây bệnh ở thân và rễ cây như: Pythium, Rhizoctonia, Fusarium.
Nấm Trichoderma có những cơ chế khác nhau, bao gồm: ký sinh, chống xâm nhiễm, tạo nên sức đề kháng và sức cạnh tranh ở cây ký chủ. Những tác nhân quản lý sinh học chủ yếu đến từ một số nhóm loài: T.viride, T.asperellum, T.hamatum.
Các tác nhân quản lý sinh học trên thường phát triển tốt trên bề mặt rễ của cây trong môi trường sống tự nhiên. Cho nên, Trichoderma mới có hiệu quả tối ưu với các bệnh về rễ nhưng nhiều khi cũng có tác dụng với bệnh về lá.
Chính điều này khẳng định cho kết luận: Nấm đối kháng Trichoderma là khắc tinh của mọi loại nấm gây hại cây trồng.
Nấm Trichoderma có những loại nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, ghi nhận được 33 loài nấm Trichoderma. Đa số chúng đều sinh sản vô tính chứ không phải hữu tính như nhiều loại nấm khác. Nghĩa là từ 1 cá thể nấm gốc ban đầu chúng sẽ tự nhân bản, phát triển số lượng theo cấp số nhân, nhiệt độ 25 – 30 độ C là lý tưởng nhất để nấm sinh sôi, phát triển.
Tuy nhiên, thực tế thì không phải tất cả các loài nấm Trichoderma đều đối kháng và có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh. Mà một số loại nấm Trichoderma có khả năng tự sản sinh kháng sinh ức chế để tiêu diệt nấm bệnh, diệt tuyến trùng tương đối mạnh như:
- Trichoderma koningii;
- Trichoderma reesei;
- Trichoderma ovalisporum;
- Trichoderma virens;
- Nấm trichoderma harzianum
Hầu hết các loại nấm đối kháng và tiêu diệt nấm bệnh đều được Công ty TNHH Công nghệ Sinh Học Đức Bình nghiên cứu kỹ lưỡng. Từ đó cung ứng ra thị trường dòng chế phẩm sinh học Nấm đối kháng Trichoderma gói 200gr.
Nấm đối kháng Trichoderma: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Một trong số chế phẩm sinh học được coi là “người bạn thân thiết nhất” của bà con nông dân phải kể đến nấm Trichoderma. Đó là bởi loại nấm đối kháng này mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực trong nông nghiệp trồng trọt. Cụ thể:
Trichoderma tiêu diệt mọi loại nấm gây bệnh ở cây trồng
Để thực hiện được chức năng này, nấm Trichoderma sẽ tự tiết ra một loại enzym đặc biệt, có khả năng phân giải thành tế bào của các loại nấm khác đang bám trên rễ cây trồng. Tiếp đến, Trichoderma tấn công vào tận bên trong cấu tạo của nấm gây hại, biến chúng thành thức ăn và phân giải chúng thành các hợp chất hữu cơ có lợi.
Sự kết hợp này cho phép nấm phá hủy vùng rễ của cây nhằm bảo vệ những nhóm nấm độc chuyên gây thối rễ ở cây. Đồng thời nấm đối kháng cũng giúp tái tạo và chăm sóc vùng dễ cây bị hư hại bởi rệp sáp hoặc tuyến trùng.
Bên cạnh đó,nấm Trichoderma còn có khả năng tạo nên các chất giống như “kháng sinh” giúp ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Nấm cũng ký sinh để tiêu diệt các loài gây bệnh đồng thời enzym do Trichoderma tiết ra sẽ phân hủy chúng.
Theo đó, bà con có thể dùng chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma để điều trị nhiều loại bệnh thường gặp ở cây trồng như:
- Cây tiêu: Điều trị bệnh chết rễ;
- Cây cà phê: Điều trị bệnh lở cổ rễ;
- Cây sầu riêng: Điều trị bệnh xì mủ;
- Cây bơ: Điều trị bệnh thối rễ;
Nấm Trichoderma bảo vệ rễ cây trồng cực tốt
Nấm Trichoderma sẽ bám vào từng nhánh rễ của cây trồng giống như dạng sinh vật cộng sinh. Nấm sẽ tiết ra một chất kích thích đất, giúp rễ cây ăn sâu hơn vào đất, hỗ trợ rễ cây khỏe mạnh, nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của rễ cây, tăng khả năng phòng vệ cho rễ,…
Từ đó, cũng tạo nên lớp màng “măng xông” giúp:
- Bảo hộ vùng rễ cây tránh khỏi những mầm bệnh xâm nhập của nấm độc;
- Giảm khả năng cây mắc bệnh nhờ nấm Trichoderma đã bám chặt vào đầu rễ cây;
- Thúc đẩy khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng chiều cao của cây và trọng lượng của quả, tăng năng suất cho cây trồng,…
Trichoderma giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây thêm xanh tốt
Đây là kết luận chính thức từ giới chuyên gia khi nói về lợi ích của nấm Trichoderma. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bà con rằng: Nên sử dụng nấm đối kháng trong nông nghiệp dù cây trồng không gặp tình trạng thối rễ hay vàng lá.
Vì nấm Trichoderma có khả năng bảo vệ rễ cây cực tốt nên nếu bà con trộn cùng với phân hữu cơ đem bón cho cây thì vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây đồng thời giúp rễ cây hấp thụ mạnh mẽ nguồn dinh dưỡng ấy. Từ đó, giúp cây trồng tăng cường khả năng đề kháng sâu bệnh, cây trồng cũng thêm xanh tươi hơn.
Một số công dụng tuyệt vời khác của nấm đối kháng Trichoderma
Ngoài các công dụng chính ở trên thì dùng nấm đối kháng trong nông nghiệp trồng trọt còn có những tác dụng thiết thực khác như:
- Phân hủy nhanh thực vật chết, mùn bã. Vì thế nếu bà con ủ phân kết hợp dùng nấm đối kháng quá trình sẽ được đẩy rất nhanh và hiệu quả.
- Tăng cường sản sinh các vi sinh vật có lợi tồn tại trong đất. Nhờ đó, giúp đất trồng trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn.
- Có khả năng phân hủy cực mạnh photphat và xenlulo nên các nhà sản xuất chế phẩm sinh học đã phối trộn nấm Trichoderma với phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ nhanh hơn.
- Ngoài ra, nấm Trichoderma còn giúp cân bằng độ pH, giải độc cho đất,…
Ứng dụng thực tế của nấm đối kháng Trichoderma và cách dùng hiệu quả
Ứng dụng của nấm Trichoderma cho hoa hồng và hoa lan
Xin thông tin đến bà con rằng nấm đối kháng có khả năng kháng các loại nấm bệnh hình thành trên thân và cành của cả hoa lan và hoa hồng. Cách sử dụng cụ thể như sau:
- Bước 1: Bà con cho 30gr nấm Trichoderma vào 1 lít nước sạch, khuấy đều tay cho tan hết.
- Bước 2: Bà con cho tiếp 50 – 100ml nước chuối vào hỗn hợp trên và khuấy đều thêm vài lần nữa.
- Bước 3: Bà con dùng màng lọc hoặc vải mỏng để lọc bỏ bã, chỉ dùng phần nước trong.
- Bước 4: Phun hỗn hợp trên lên toàn bộ thân và lá cây hoa hồng và phong lan. Như vậy sẽ giúp cây kháng nấm bệnh, đốm vàng, đốm đen,…trên thân và lá cây.
Ứng dụng của nấm đối kháng trong việc xử lý, cải tạo đất trồng
Bà con nếu muốn dùng nấm Trichoderma cho việc này cũng không quá phức tạp. Chỉ cần làm theo công thức sau: Cứ 20kg đất (tương đương 50dm3 đất) thì sẽ cho thêm 1 nắm Trichoderma vào trộn đều.
Nếu bạn lỡ cho nhiều hơn nấm đối kháng thì cũng không cần quá lo lắng. Vì Trichoderma hoàn toàn không gây hại cho đất và cây trồng. Nhiều hơn sẽ tốt hơn cho cả cây và đất nhưng bạn sẽ tiêu tốn chi phí hơn.
Ứng dụng ủ rác thải hữu cơ từ nhà bếp với nấm đối kháng Trichoderma
Mỗi ngày, trung bình một gia đình có khoảng 3 – 4kg rác thải hữu cơ từ nhà bếp. Nếu có thể ủ phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp để bón cho cây trồng thì thực sự rất tuyệt vời. Bà con có thể áp dụng công thức sau để ủ rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ:
- Bước 1: Bà con chuẩn bị thùng ủ rác, loại đóng chai 20l, có vòi xả, độ mở miệng bình lớn là tốt nhất. Trong tình huống không có bình có thể tận dụng thùng sơn, lắp thêm van xả dưới đáy thùng cũng được.
- Bước 2: Bà con rải 1 lớp chế phẩm nấm đối kháng xuống đáy thùng, lượng nấm phải đảm bảo cách đáy thùng 1 – 2 cm. Mỗi ngày có rác thải nhà bếp thì bà con vứt vào thùng chứa này. Sau đó, bà con rắc thêm 1 lớp Trichoderma lên trên.
- Bước 3: Pha loãng 50ml mật rỉ đường nguyên chất với 200ml nước rồi tưới lên lớp phân ủ này. Cuối cùng đậy nắp thùng ủ. Bà con cứ làm như vậy cho đến khi thùng ủ rác đầy.
Lớp ủ dưới đáy thùng có thể sử dụng 21 ngày. Bạn cứ xả vòi để lấy nước, pha loãng 5 lần nữa để tưới rau. Hiệu quả mang lại đảm bảo khiến bạn bất ngờ.
Ứng dụng ủ đậu tương bằng nấm đối kháng Trichoderma
Bà con muốn ủ đậu tương bằng nấm Trichoderma cũng rất đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 20kg đỗ tương, 1kg nấm đối kháng là đủ dùng. Bà con có thể ủ đậu tương với Trichoderma dạng nước hoặc dạng bột đều được.
- Bước 2: Ủ đậu tương với Trichoderma dạng bột, bà con chuẩn bị 1 thùng nhựa lớn, đổ 20kg bột đậu nành đã khử nước vào thùng, thêm vào 1kg nấm Trichoderma, thêm 100g phân lân đơn vào hỗn hợp. Trộn đều nguyên liệu, đậy nắp thùng ủ kín, 1 tháng sau là dùng được.
Ứng dụng nấm Trichoderma bón cho cây trồng
Bà con có thể dùng Trichoderma để bón cho nhóm cây rau màu, cây lúa nước, cây công nghiệp (chè, cà phê, tiêu, điều,…), cây ăn quả (xoài, cam, bưởi, mít,…) đều rất tốt. Liều dùng như sau:
- Tưới vào gốc: Hòa tan 50gr nấm Trichoderma vào 16l nước, tưới được 10m2 đất trồng. Bà con cũng có thể trộn nấm với phân hữu cơ rồi rải xuống gốc cây.
- Phun cho cây: Pha 30 – 50gr với 16l nước;
- Phân hủy gốc rạ: Bà con dùng 40 – 60gr nấm hòa với 16l nước, xịt đẫm vào gốc rạ. Có thể dùng thêm 50ml- 100ml mật rỉ đường để đẩy nhanh tốc độ phân giải.
Tựu chung lại, trước những lợi ích tuyệt vời mà nấm đối kháng Trichoderma mang lại, bà con nên ưu tiên dùng chế phẩm sinh học này thay thế cho các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Từ đó góp phần nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ đất, duy trì nền nông nghiệp bền vững.
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ hiệu quả, đơn giản nhất
⫸ Xem thêm: Các loại chế phẩm ủ rác hữu cơ tốt nhất hiện nay
Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website https://sinhhocvietnam.com.vn – chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …