Hiện nay, giá thành mua thức ăn nuôi tôm rất cao và hiệu suất sử dụng ngày càng kém. Trong khi đó, phụ phẩm của ngành nông nghiệp rất nhiều, giá rẻ, dễ kiếm. Tận dụng cám gạo để ủ thức ăn nuôi tôm là giải pháp giảm thiểu chi phí nuôi tôm hiệu quả hiện nay. Cám gạo là một dạng thức ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho tôm và cá, tuy nhiên để có thể tận dụng hết công năng và mang lại hiệu quả tối đa từ nguyên liệu cám gạo cho vật nuôi cần phải ủ cám gạo lên men để làm nguồn thức ăn cho tôm. Công đoạn ủ cám gạo bằng men vi sinh giúp cho cám gạo có thời gian lên men các chất dinh dưỡng và nhân sinh khối những lợi khuẩn có lợi để cho tôm phát triển nhanh nhất. 2 cách ủ cám gạo cho tôm ăn đơn giản và hiệu quả nhất được chia sẻ trong bài viết này.
Lợi ích của việc ủ cám gạo cho tôm ăn
Trong cám gạo lên men có chứa rất nhiều dưỡng chất như khoáng, protein, vitamin và lipid tất cả những chất dinh dưỡng đó giúp cho tôm nâng cao sức đề kháng và ổn định hệ tiêu hóa cho tôm. Khi bạn sử dụng cám gạo làm thức ăn còn khiến cho chất lượng nước ổn định và hạn chế thay nước để cải thiện chất lượng nước sạch đồng thời nâng cao sự bền vững với môi trường xung quanh do tác dụng của đáy ao nuôi tôm không hề bị thoái hóa qua các vụ nuôi.
Ngoài ra còn giúp tôm tăng trưởng tốt hơn, và phương pháp thực hiện vô cùng đơn giản. Sử dụng cám gạo là một phương pháp có lợi cho giúp tiết kiệm chi phí khi cám gạo là một nguồn nguyên liệu rẻ tiền trên thị trường nhưng mang lại hiệu quả vượt mức. Hơn nữa đây còn là nguyên liệu dễ mua và tìm mua trên thị trường so với các nguồn nguyên vật liệu khác trong nuôi trồng thủy hải sản như tôm.
Một số ưu điểm của cám gạo khi sử dụng làm thức ăn nuôi tôm:
- Nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm
- Giảm chi phí mua thức ăn nuôi tôm hiệu quả, ít nhất giảm 30%
- Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR của tôm nhỏ, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn nuôi tôm
- Cám lên men chứa nhiều dinh dưỡng: protein, lipid, khoáng chất, chất xơ, vitamin, các vi sinh vật hữu ích … dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của tôm.
- Nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi, giúp tôm ít bệnh, khỏe mạnh, lớn nhanh
- Chất lượng nước ao nuôi tôm được cải thiện đáng kể do trong cám lên men chứa nhiều các vi sinh vật hữu ích có công năng xử lý nước ao nuôi, xử lý bùn đáy ao hiệu quả.
- Cách ủ cám gạo cho tôm ăn rất đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện, thành công 100%.
- Giúp thay thế 30 – 50% lượng thức ăn công nghiệp.
Cách ủ cám gạo lên men ( Bokashi) nuôi tôm
Mục đích
- Ủ bokahsi tạo ra loại chế phẩm gây màu nước, xử lý đáy
- Dùng cải tạo ao nuôi tôm hiệu quả
- Cung cấp và cân bằng hệ vi sinh vật hữu ích trong ao tôm
- Điều hòa sự phát triển của tảo, thực vật phù du.
- Cung cấp thức ăn cho hệ vi sinh vật hữu hiệu trong ao tôm
- Bổ sung vào thức ăn nuôi tôm, giúp tôm tiêu hóa tốt, phòng bệnh hiệu quả
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cám gạo nghiền mịn: 100kg
- Mật rỉ đường: 2 lít
- Chế phẩm EM gốc cho thủy sản: chai 1 lít
- Nước sạch: 30 lít
- Chuối chín: 10 quả
- Bao tải nilon hoặc thùng ủ
Cách thực hiện ủ Bokashi
Bước 1: Pha dịch men ủ: Hòa tan 2 lít mật rỉ đường + Chế phẩm EM gốc 1 lít + 30 lít nước sạch + 10 quả chuối chín ngấu ( bóp nhuyễn). Khấy đều để qua đêm.
Bước 2: TIến hành ủ cám gạo: Tưới đều nước men ủ vào toàn bộ cám gạo. Đảo đều và cho vào thùng ủ. Để ủ ở nơi khô mát trong thời gian 10 – 15 ngày.
Bước 3: Nhận biết ủ thành công: Cám lên men có mùi thơm, có mốc trắng trên bề mặt, cám chuyển sang màu nâu vàng nhạt.
Cách sử dụng: Liều lượng sử dụng trong ao tôm: 5 – 7kg/1000m^3. Định kỳ 7 – 10 ngày sử dụng 1 lần. Sử dụng bổ sung vào thức ăn nuôi tôm: 5kg bokashi + 50kg thức ăn.
Cách ủ cám gạo cho tôm ăn
Mục đích
- Tự làm thức ăn nuôi tôm từ cám gạo
- Giảm chi phí sử dụng thức ăn
- Thay thế 30 – 50% lượng thức ăn công nghiệp
- Thành phẩm tôm nuôi sạch, giảm dư lượng các chất trong tôm.
- Tôm khỏe mạnh, ít bệnh tật, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn.
Chuẩn bị
- Cám gạo: 100kg
- Bột đậu nành: 5kg
- Bột cá: 5kg
- Dịch đạm cá hoặc dịch trùn quế cho tôm: 3 lít
- Mật rỉ đường: 3 lít
- Men ủ thức ăn chăn nuôi cám lên men emzeo: 1 gói 200gr
- Chuối chín ngẫu: 10 quả lột vỏ xay nhuyễn
- Nước sạch: 25 lít
- Bao nilon hoặc thùng ủ có nắp đậy kín.
- Chất kết dính: bột sắn hoặc tinh bột bắp biến tính: 1kg
Quy trình thực hiện
Bước 1: Pha dịch men ủ: 1 lít nước sạch + 3 lít mật rỉ đường + 10 quả chuối + 25 lít nước sạch. Khuấy đều và để qua đêm.
Bước 2: Trộn đều cám gạo + bột đậu nành + bột cá
Bước 3: Pha dịch men ủ với dịch đạm cá hoặc dịch trùn quế. Khuấy đảo đều
Bước 4: Tưới ẩm đều hỗn hợp dịch men ủ và hỗn hợp cám trộn. Đảo đều kỹ và cho vào thùng ủ kín
Bước 5: Thời gian ủ 7 – 10 ngày khi thấy mùi thơm lên men dịu là được
Bước 6: Pha chất kết dính với nước sạch, phun đều vào hỗn hợp ủ. Sử dụng máy đùn viên sản xuất thành các viên thức ăn nuôi tôm theo kích cỡ của tôm theo từng thời kỳ phát triển.
Bước 7: Phơi khô, bảo quản và sử dụng cho tôm ăn. Lượng thức ăn cho tôm ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn tôm phát triển
Một số lưu ý khi ủ cám gạo cho tôm ăn
Chuẩn bị nước tại ao nuôi
Bước đầu bạn nên rải vôi thủy sản để cải tạo từ 100 đến 200 kg trên 1 nghìn mét vuông, đồng thời bổ sung khoáng cho đáy ao từ 3-5 kg trên 1 mét vuông. Đầu tiên bạn cần cấp nước từ ao lắng cấp 1 qua ao nuôi với mực nước từ 0,8 đến 1 mét, lưu ý là là lưới để lọc cá. Tiếp theo là gây màu nước và thức ăn tự nhiên được thực hiện theo ngày cụ thể như.
- Ngày 1: Xử lý vi sinh vật bằng 5 lít mật đường trên một ao có diện tích 1 ha.
- Ngày 2: Dùng 3kg cám gạo lên men cho một ao có diện tích 1 ha và khoáng từ 3 đến 5 kg trên 1000 m2.
- Ngày 3: Tiếp tục dùng 3kg cám gạo lên men và sau đó chạy quạt.
- Ngày 4: Kiểm tra nguồn nước dưới ao, bổ sung cám hữu cơ 1 kg cho 1000 m2.
- Ngày 5: Bắt đầu thả giống
Chăm sóc
- Trong tuần đầu tiên thả tôm xuống ao từ 7 đến 10 ngày bạn không cho tôm ăn, chỉ sử dụng cám gạo lên men Bokashi vào mỗi buổi sáng với liều lượng 2 kg trên 1000m2, và sử dụng cám hữu cơ vào buổi chiều theo liều lượng 1 ký trên 1.000m2 nhằm tăng cường thức ăn tự nhiên cho tôm.
- Nếu mật độ ao nuôi của bạn dưới 40 con trên mét vuông thì 15 ngày không cần cho ăn thức ăn công nghiệp. Còn nếu mật độ ao nuôi của bạn dưới 50 con trên mét vuông thì đến ngày thứ 10 sau khi thả tôm, bạn bắt đầu cho tôm ăn thức ăn số 1. Trong quá trình đó bạn định kỳ bổ sung cám gạo lên men 3 ngày trên 1 lần với liều lượng 5 kg trên 1.000 mét vuông cho đến khi cuối vụ nuôi.
Tại sao nên ủ cám gạo với chế phẩm EM
Thứ nhất vì cám gạo chính là một trong những nguyên liệu rẻ tiền và dễ tìm mua nhất trong các nguyên vật liệu sử dụng trong chăn nuôi tôm trên thị trường hiện nay. Bà con nông dân hoàn toàn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí vô cùng lớn khi thường xuyên sử dụng cám gạo để phục vụ cho công đoạn làm thức ăn hữu cơ và xử lý nước thải cho chăn nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm chi phí đầu tư cho bà con nông dân.
Đây là một loại nguyên liệu vô cùng ăn toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường mang nhiều lợi ích hơn so với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm, bảo vệ tôm khỏi các bệnh liên quan và thường gặp trên thân tôm như bệnh đường ruột, con thân và đỏ tôm hay xảy ra trong quá trình nuôi tôm.
Khi dùng cám gạo chung với chế phẩm EM tạo thành một hỗn hợp thức ăn rất nhiều dinh dưỡng, bởi trong chế phẩm sinh học có nấm men và vi khuẩn quang hợp, đó là bacillus mesentericus và bacillus subtilis là vì lợi khuẩn gram dương làm chuyển hóa cám tinh bột và các chế phẩm sinh học được hòa hợp với nhau.
Kết luận
Sử dụng cám gạo chế biến thức ăn nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Cách ủ cám gạo cho tôm ăn đơn giản, dễ làm, thành công 100% khi sử dụng 2 cách trên. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn công thức sản xuất phù hợp nhé. Mọi thắc mắc về ” Cách ủ cám gạo cho tôm ăn” xin vui lòng liên hệ SĐT/Zalo: 0915.79.80.85 để được tư vấn miễn phí. Vinong Sinh học Đức Bình xin kính chúc bà con có nhiều vụ nuôi tôm bội thu.

Sinh học Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website sinhhocvietnam.com.vn chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …